Sự tỉnh táo mang tính chất siêu hình học-tôn giáo. Cùng với sự
tỉnh táo con người đạt tới bất tử. Bởi vậy sự tỉnh táo là một trạng thái
tôn giáo. Sự tỉnh táo là sự tương đồng cao cả nhất thánh thiện nhất với
thần linh. Tỉnh Táo khiến sự thánh thiện hiện hữu ở mọi nơi, vĩnh hằng.
Tỉnh táo không là tri thức mà là sự nhạy cảm. Tỉnh táo là cường độ của
sự sống, và là cường độ cao nhất.
Sự tỉnh táo mà con người đạt tới trong mối quan hệ với sự thức
tỉnh của atman, giống như ngọn lửa nến với tia chớp. Con người thức
tỉnh cùng lắm bằng sức mạnh của ngọn lửa nến, còn atman thức tỉnh
với sức mạnh của tia chớp. Sự tỉnh táo là sự sáng sủa tuyệt đối của linh
hồn.
Sự tỉnh táo hoàn thiện là một linh hồn hoàn thiện, là ánh sáng hoàn
thiện: Apollón, Oziris, Brahman, Ahura Mazda. Linh hồn trong bản
thân nó là sự nhạy cảm cao độ vượt qua đời sống, biến thành sự sống,
nhìn thấy tất cả, biết tất cả, cảm thấy tất cả, trải qua tất cả, hoàn toàn tự
do, hoàn toàn sáng sủa, đấy là: Bồ tát (Buddha) là sự thức tỉnh, là ngộ.
Bởi vậy Zarathustra nói sự tỉnh táo là cái tốt nhất trong mọi cái
hiện hữu. Bởi vậy các vị thần mặt trời ở các dân tộc đều mang nghĩa là
sự tỉnh táo, và các vị thần này vì thế tỉnh táo vĩnh hằng, những kẻ
không bao giờ ngủ như Zebaoth, Ahura Mazda, Brahman, Oziris,
Apollón, không biết giấc ngủ là gì.
Sự tỉnh táo mang ý nghĩa tôn giáo, bởi không chỉ liên quan đến đời
sống con người mà đến mọi khả năng của sự sống, hay đúng hơn đến
toàn bộ sự sống. Sự tỉnh táo là bất tử, như là bản thân atman, linh hồn
bất tử.
Linh hồn không mang gì khác sang thế giới bên kia ngoài sự tỉnh
táo. Sự tỉnh táo mang linh hồn đi, dẫn dắt, nâng nó lên đến sự thánh
thiện. Linh hồn, nếu thức tỉnh, hay đúng hơn nếu đạt tới nhạy cảm siêu
nhiên, siêu hình, sẽ vượt qua cả nhận thức và tri thức. Nhận thức, tri
thức hướng ra ngoài, còn sự tỉnh táo không có hướng: sự nhạy cảm