của sự sống. Điểm quan trọng nhất: linh hồn.
2.
Sự tỉnh táo mà chúng ta đã nhắc đến là một khái niệm siêu hình
học. Nằm trong mối quan hệ gắn bó nhất có thể với chủ thể thiêng liêng
của thế gian, với cái Tôi Thượng Đế và bất tử. Còn sự tỉnh táo bàn đến
sau đây là một khái niệm tâm lí. Cần phải đặt tên như vậy bởi vì không
có từ ngữ khác.
Theo Iran truyền thống, có thể đánh dấu hai khái niệm chính xác
bằng hai từ tách biệt khác hẳn nhau. Sự tỉnh táo siêu hình đã nhắc đến
là csisti, là sự nhạy cảm cao độ của đời sống, là đặc tính và bản chất
quan trọng nhất của cái Tôi Thượng Đế, là điểm nhảy vọt của sự
chuyển hóa.
Sự nhạy cảm tâm lí ngược lại: là zaéman; đây là trạng thái tâm
hồn thức tỉnh của con người, ở đây cần tách biệt một cách dứt khoát,
sắc gọn khái niệm tâm lí tỉnh ra khỏi phạm trù ý thức. Ý thức đóng vai
trò trong tâm lí giống như một cơ cấu tỉnh của linh hồn con người. Quá
trình nhận biết, tư tưởng, sự phát hiện, quyết định, ý đồ, hành động, nếu
có ý thức, như người ta nói, thường sáng sủa. Ý thức, một cách bí ẩn,
đồng nghĩa với sự tỉnh táo, và người ta hay dùng theo nghĩa này. Trong
nhiều trường hợp hai cách nói này có thể đổi chỗ cho nhau.
Khi nói, con người cần có ý thức, cần hành động một cách có ý
thức, lúc đó từ ý thức đồng nghĩa với từ tỉnh táo, hoặc tỉnh táo không là
gì khác ngoài trạng thái của ý thức, trạng thái hoàn toàn sáng sủa và mở
rộng.
Trong ngành tâm lí học sau này chỉ đôi người lên tiếng chống lại
sự đánh tráo từ ngữ trên. Họ nhấn mạnh, ý thức và trạng thái có ý thức
tuyệt đối không phải là hoạt động của linh hồn tiếp cận sát cường độ
nhạy cảm cao, nghĩa là tiếp cận đời sống siêu nhiên, hay nói đơn giản,