là thứ có thể làm cho đời sống mở ra. Phần lớn người ta cho rằng ngược
lại thì có, ý thức là sự phiền nhiễu của đời sống. Nghĩa là không làm
cho đời sống mở ra mà trái lại ngày càng khóa kín đời sống lại.
Đặc trưng này xuất phát từ sự nhiễu loạn không phương cứu chữa
của nhân loại thời kì khải huyền, và sự nhiễu loạn này không thể chỉ
nói lên bằng từ ngữ, bằng khái niệm, bằng lí thuyết, bằng quan điểm.
Ngay từ phút đầu tiên có thể nhận ra đây là sự tỉnh táo bị thiếu hụt, một
sự thức tỉnh yếu ớt.
Trong con người lịch sử - hay con người thời khải huyền (lịch sử
chính là bản án cần lĩnh hội khi con người rơi khỏi thời hoàng kim)
cũng có sự tỉnh táo, sự nhạy cảm. Nhưng là sự nhạy cảm bất lực, phi
thực hiện hóa. Con người lịch sử, đặc biệt con người ngày hôm nay
không nhạy cảm mà chỉ cảm thấy bực bội. Sự bực bội chính là sự mê
muội bị kích thích.
Linh hồn có sự nhạy cảm cao độ: là khả năng để thấy và lĩnh hội,
vươn lên sự sống mở. Nhưng sự (nhạy cảm) tỉnh táo này bị khóa lại
trong đời sống khép kín. Sự tỉnh táo bị khóa và chìm đắm này tâm lí
học gọi là tiềm thức. Đây là cơ cấu tỉnh của linh hồn con người. Đây là
khả năng liên kết trong mối quan hệ với sự sống siêu nhiên tồn tại trong
hiện thực (ontosz on).
Các nhà tâm lí học không giấu nổi ngạc nhiên khi tiềm thức nhận
biết tất cả, phán xử mọi hành động, phản kháng, đồng tình, dẫn dắt,
chống lại, cảnh cáo, dọa dẫm, khuyên nhủ, tỉ tê, phản ứng. Tiềm thức
nhận thức đời sống người trong mọi mặt, tiềm thức chú ý thường xuyên
đến toàn bộ đời sống từ một miền xa vô thinh, dõi theo những sự kiện
của số phận, am hiểu, và không nhầm lẫn, một cách đặc thù, chắc chắn
và: một cách siêu hình, hay đúng hơn coi những hình ảnh mộng (có tên
là) thế giới bên ngoài không là gì cả: coi đó là maja, mé on, thứ không
có thật.
Tiềm thức là sự tỉnh táo của con người lịch sử. Luôn phán xử trên
đầu và trong mọi hành động của con người. Tiềm thức không chịu nổi