tỏa sáng sự sống cổ tỉnh táo. Sự sống tổng quát vũ trụ, thứ từng hiện
thực hóa trong thời cổ, cô đọng trong họ, và tiếp tục tồn tại trong vài
trăm năm, sau khi thời cổ biến mất. Những con người này là chủ thể
thần thánh bởi bên trong cái cá nhân của họ, họ giữ gìn một bản chất
thần thánh-Thượng Đế của sự sống cổ.
2.
Trong những khổ thơ của Đạo Đức Kinh có một (khổ XV) nói về
người Thầy thời cổ: “Những người Thầy cổ xưa biết mở các bí ẩn khóa
kín” - khổ thơ vào đề như vậy.
Sau khi trình bày về sự sống và đời sống, sự khép kín và sự khóa
kín, sự thức tỉnh và sự mê muội, khổ thơ không đề cập tới những gì khó
hiểu hơn. Hành động và tiêu chí lớn nhất của người Thầy của Đời sống
là tháo gỡ. Nơi nào đời sống bị khóa lại, nơi nào đời sống bắt đầu bị
chìm đắm và không là gì khác ngoài chỉ là một quá trình sinh học, ở đó
có người Thầy, như kẻ dẫn đường cho dân chúng trong sa mạc, như khi
nước phụt lên từ khe núi, sự sống dành cho đời sống lại một lần nữa mở
ra.
Tại vị trí, nơi đời sống bình yên mềm mại bắt đầu trở nên chai sạn,
người Thầy giải phóng nó, khiến đời sống lại tiếp cận với những sức
mạnh tâm linh. Đây là tri thức của người Thầy.
Bởi vì cuộc sống cần phải bình yên, mềm mại, cần phải nhạy cảm,
nhạy cảm cao độ để có thể tiếp nhận được những sức mạnh thần thánh
của sự sống. Cần phải mềm mại như người đàn bà hoặc như trẻ sơ sinh.
“Thứ gì trên trái đất mềm mại nhất sẽ chiến thắng thứ cứng nhất trên
trái đất”. “Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh”- “nếu con người mạnh
lên, họ già đi”.
“Họ nhận biết và hiểu sự vật” - khổ thơ nói tiếp. “Sức mạnh của
họ là sự tỉnh táo”. Tình thế ngày càng rõ ràng hơn. Lão tử trong câu