Bởi vì ngôn từ không phải là sự diễn đạt; điều này chỉ do cái TÔI
cá nhân cho là như vậy, và nó sống trong một sự lừa phỉnh rằng thế giới
xoay xung quanh nó.
Ngôn từ là tuyên ngôn, và là tuyên ngôn của sự sống tạo hóa
Thượng Đế. Bởi vậy nó là sự tỉnh táo, là sự đánh thức, bởi vậy nó là
hành động gọi tên sự vật, là sự thống trị mang tính chất phép thuật. Và
ngôn từ gìn giữ khả năng này trong mọi thời gian và trong mọi ngôn
ngữ kể cả khi ngôn ngữ đã bị hư hoại, gần như đánh mất hết ý nghĩa
thần thánh thiêng liêng của nó, và trở thành công cụ thể hiện của cái
TÔI cá nhân. Ngôn từ thực ra là biểu tượng của sự sống thần thánh và
vũ trụ.
Thời kì mang hai ý nghĩa lớn của sáu trăm năm trước Công
nguyên vẫn ngự trị trên đầu nhân loại từ đó đến nay, ý nghĩa đó là: chủ
thể thần thánh và sách.
Hai thứ này là người Thầy của Đời sống. Chủ thể thần thánh phù
hợp với sự sống của thời cổ: bởi vì nó sống động, tan ra, mở, tự do, trực
tiếp, có tính chất cá biệt, tuyệt đối, cô đọng và hiện thực hóa.
Còn sách phù hợp với sự sống của thời gian lịch sử: bởi vì nó là
đối tượng, bị ràng buộc, hình thức hóa, gián tiếp, không mang tính chất
cá biệt, tương đối, mang tính mở rộng, là phản xạ.
Trong thời cổ, người Thầy của Đời sống là chủ thể thần thánh
đang sống (tồn tại), còn trong thời gian lịch sử người Thầy của Đời
sống là sách, là khách thể thần thánh.
4.
Những cuốn sách cổ được viết dưới dạng kinh.
Kinh (sutra) là từ sanskrit, về mặt ngữ pháp là một câu ngắn gồm
những từ gần như không liên hệ lẫn nhau. Đoạn văn gồm những từ gốc
này có thể gọi là một văn bản bí mật. Người đọc cần tìm ra mối liên hệ