MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 1 - Trang 86

đoạn que xương này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Sáu đoạn que dài
là biểu tượng của nguyên lí Tạo hóa; Sáu vạch ngắn là biểu tượng của
kẻ Tiếp nhận.

Sau này người ta sử dụng các biểu tượng khi bói bằng các nhánh

cỏ thi (achillea millefolii). Toàn bộ hệ thống này tượng trưng cho một
thế giới khóa kín. Hệ thống này là một trong những tổng hợp cổ xưa
như Kabbala của Do Thái, như chiêm tinh học (astrologia) hoặc lí
thuyết thần số học (aritmologia).

Việc viết thành văn bản các hình ảnh tượng trưng và ý nghĩa của

nó là một cuộc cách mạng bị đẳng cấp cao nhất của Trung Quốc phản
đối. Đây là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên của thời kì
(gọi là) lịch sử.

Việc ghi chép lại ý nghĩa của các hình ảnh tượng trưng diễn ra

trong hình thức khế kinh. Cuốn khế kinh được Khổng tử cứu vãn tương
đối muộn. Hoàng đế VŨ và con trai viết chú giải cho Kinh Dịch, và thế
là cuốn sách được mở rộng và mang tính liên tục hơn. Lời bình luận cổ
cuối cùng là tác phẩm của Khổng tử. Lúc này cuốn sách về mặt ngữ
pháp cũng trở nên dễ hiểu hơn với cả những kẻ chưa nhập định.

Rất có thể những cuốn sách khác như Vedanta, Brahmana,

Bundahisn, Sankhija cũng xuất hiện như vậy. Rất ít cuốn giữ được hình
thức gốc ban đầu, ví dụ như Joga-sutra của Patandzsali hay Sankhja-
karika.

Sự tiếp xúc phép thuật của những từ ngữ thoạt đầu có vẻ không

liên quan đến nhau trong câu kinh, giống như điều người ta mong muốn
thực hiện trong thơ cổ nhân loại thời lịch sử (sau Công nguyên) rất ít
khi được thực hiện. So với sutra, tác phẩm thơ cổ La Rochefoucauld
đã tẩy rửa hết những điều thừa thãi trong nó, vẫn chỉ là một sự lải nhải.
Sự khác biệt không nằm trong đặc trưng hình thức. Tính chất cô đọng,
sự nghiêm chỉnh và sức mạnh của ngôn ngữ viết không thể bì kịp với
sutra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.