rời bỏ thế gian ảo ảnh và sự thức tỉnh của nó lộ diện. Đây là sự hoàn
thành trạng thái siêu nhiên, là Brahma-vidja, trải qua sự thức tỉnh siêu
việt nhất. Trong trạng thái này bản thân linh hồn thức tỉnh ra sự thật về
hiện thực của bản thân nó, rằng hiện thực chỉ có duy nhất một, là sự bất
tử và vĩnh hằng và vô tận.
“Việc nhận thức ra Atman không có nghĩa là con người sẽ trở
thành cái gì hoặc thành ai; không có nghĩa là đạt đến bằng các việc;
làm bằng sự cố gắng, bằng kỉ luật. Sự nhận thức này hoàn toàn độc lập
với cố gắng mang tính chất người. Nó không thể là kết quả của một
cuộc nghiên cứu, không thể tác động đến nó bằng tri thức và những
hành động ân huệ. Đến bản thân công việc Viết cũng chỉ tạo sự giúp đỡ
cho việc làm biến mất, cùng lắm là làm chấm dứt sự chia cắt và mơ hồ
xuất phát từ những hỗn loạn điên rồ”.
Bản thân lời tuyên bố, Veda cũng không thể trích dẫn hoàn toàn sự
thức tỉnh trong sự thống nhất của sự sống. Nhưng: không thể thiếu
được, và như Trang tử nói: tránh xa các quá trình ngăn trở. Bản thân
linh hồn cần tự nhận thức, và trong sự huyền bí của Cần cũng cần nhận
ra một điều: không có gì xảy ra, bởi khi con người thức tỉnh: không xảy
ra chuyện gì hết.
Trong Szamádhi, từ Hi Lạp gọi là mức độ cao nhất của eksztázis
(niềm cảm hứng) được đặt tên là epopteia, mà sau này trong thời Hi
Lạp hóa người ta gọi là methé néphaliosz, là sự ngây ngất của lửa khô,
mà lửa khô theo Herakleitos là mức độ cao của sự tỉnh táo trong linh
hồn sống ở trái đất, khi con người biết đến hương vị an bình vĩnh cửu,
yên tĩnh như mặt hồ, và niềm hạnh phúc vĩnh hằng của atman. Đây là
thiên khải.
“Đây là hiện thực trong ý nghĩa tuyệt đối, là sự sống cao nhất,
vĩnh cửu, vượt qua mọi đổi thay, tràn đầy, viên mãn, bất biến, một sự
sống theo bản tính của nó tự nó sáng chói và rạng rỡ, thứ trong đó
không có tốt và xấu, không có tác động và phi tác động, không có quá
khứ và tương lai, đây là trạng thái phi vật chất, siêu nhiên: là sự giải
thoát - là moksa”.