hành sự thiền định cùng lối sống khổ hạnh và nhập định, đấy là các
hoạt động cùng đi vào lịch sử và sự sống nhân loại của con người.
Bảy nhà thông thái là con người “vũ trụ”, con người tham dự vào
sự sáng tạo thế gian, như kinh Veda nói “trong sự thêu dệt nên thế
gian”. Những con người này đưa ra lời khuyên cho vua và nhà nước,
như ở Ấn Độ, Iran, Judea, Ai Cập. Sáng tạo ra nhiều bộ luật cho các
thành phố và các nhà nước mới, như ở Hi Lạp, ở Solo và Bias. Trong
các trường hợp nhất định bên cạnh sự thống trị họ còn lĩnh lấy cả quyền
lực, như Phereküdés.
Trường học của Pythagoras không là gì khác ngoài hoạt động nâng
các học trò lên mức thứ bảy của sự nhập định: để thực hiện các khả
năng con người phổ quát được giải tỏa trong các hành động: chữa bệnh,
làm khoa học, hoạt động trong xã hội, trong thi ca, trong âm nhạc,
trong tôn giáo và trong sự điều khiển nhà nước.
Trong thời kì Đại Hi Lạp những người theo nhóm Pythagoras
muốn thiết lập ra một thượng nghị viện bảy nhà thông thái như thế, một
hội đồng tinh thần phổ quát đứng trên cả các nhà nước, các dân tộc, các
chủng loài, các tôn giáo, là một tổ chức (theo một ghi chép Do Thái)
không bị lệ thuộc bởi bất kì ràng buộc trần thế nào, và như vậy có thể
giải quyết các sự vụ của nhân loại một cách tự do và khách quan.
Theo dấu vết của Pythagoras, Platon cũng muốn đào tạo một loại
người cai trị mang tính chất con người phổ quát: một nhà vua triết gia,
kẻ không là ai khác ngoài là bảy vị thông thái thời cổ: là tinh thần và là
cái đầu của nhân loại.
Ở Ai Cập kí hiệu của số bảy là cái đầu người. Trinh nữ Athene vọt
ra từ đầu thần Zeus.
Mức độ nhập định mà thời cổ gọi là sự hoàn thành bổn phận của
con người chỉ có thể hiểu như sau: bằng khả năng nhập định, sau sự
sinh ra trong tri thức - noera genesis - linh hồn con người cuối cùng
chuyển hóa thành sự tĩnh lặng và vĩnh cửu. Con người quay trở về với
cội nguồn: với Tạo hóa. Từ bỏ đời sống vật chất, rút vào chờ đợi một