Và con người càng có nhu cầu cao hơn, càng cần phải bước lên
thêm nhiều hơn các bậc thang phép thuật. Kẻ nào muốn đạt đến mức độ
con người cao nhất, thực hiện sức mạnh Thần và hiện thực hóa tinh
thần tuyệt đối thông qua chính bản thân mình, kẻ đó cần phải bước lên
tất cả các bậc thang, hay nói cách khác: phải đứt đoạn hoàn toàn với
thiên nhiên vật chất. Con người này đã thoát khỏi ràng buộc.
Đây là brahmatma, như truyền thống Hindu gọi, người có thể đưa
vào vòng hoạt động của mình nghệ thuật, sự tiên tri, dạy học, cai trị: tất
cả những gì con người này làm, trong tất cả mọi việc làm của nó thể
hiện rõ các sức mạnh tinh thần. Đây là con người, như Manu nói, đã
giải thoát, và: là kẻ trong tất cả các bến đỗ hoàn toàn chủ tâm, tỉnh táo
và dứt khoát tham dự, kẻ đó được coi là đã giải thoát.
2.
Các bậc thang phép thuật người học trò đợi nhập định cần phải
bước qua, theo tất cả các truyền thống cổ đều đồng nhất với những bến
đỗ mà linh hồn âm từ bỏ đời sống trần tục cần phải trải qua ở thế giới
bên kia.
Cần giải thích hết sức cơ bản điều này, không chỉ vì truyền thống
dạy về những điều này rất phong phú, mà còn vì chưa bao giờ có thể
đến gần tinh thần của truyền thống cổ như lúc này đây. Nhưng trước
khi chỉ nêu lên một từ thôi nói về sự dạy dỗ của truyền thống cổ, cần
phải hiểu ấn tượng của ngưỡng nghĩa là gì. Có vẻ như: ai đã trải qua
điều này, không cần giải thích nữa, nhưng với ai chưa trải qua, không
giải thích nổi. Tất nhiên khó khăn này chỉ có vẻ như vậy.
Ấn tượng về ngưỡng không ràng buộc về tuổi tác, giới tính, trình
độ, tri thức. Ấn tượng về ngưỡng mọi linh hồn đều nhận biết một cách
trực tiếp, và giữ gìn kí ức về nó, không phải trong kỉ niệm của cái Tôi