về nền văn hóa của người đã khuất ở mọi dân tộc cổ đều giống như
nhau.
Ở Ai Cập có vẻ như đời sống tự nhiên hoàn toàn mờ nhạt bên cạnh
đời sống của người chết: trọng tâm của sự sống không phải ở đây mà ở
bên kia.
Quan hệ với thế giới bên kia cần phải giữ gìn để đời sống đừng bị
khóa kín, để các sức mạnh từ đây và từ đó phản chiếu tự do, hay nói
cách khác để người sống với người chết, để các vị tiền bối với các thế
hệ sau, để cha và con đừng đứt đoạn với nhau.
Để: người của thế giới bên kia có thể truyền tri thức và sức mạnh
của họ vào những quy định của người sống? Không. Đây chỉ là tầm
quan trọng thứ yếu.
Con người lịch sử chỉ mơ hồ cảm nhận về sự sống mở, họ khó
tưởng tượng hướng mở của sự sống cần giữ gìn đối với thời cổ nghĩa là
gì. Họ khó hình dung nổi bởi mức độ rõ ràng, tỉnh táo, tinh thần hóa
cao của đời sống cổ họ không hề biết. Bí ẩn của đời sống cổ là: hướng
mở của nó không gì có thể so sánh nổi. Và đời sống mở chỉ có nghĩa
như sau: giữ gìn mối quan hệ với tinh thần của những người chết.
Về mức độ pradzsapati trước mắt chỉ có thể nói như sau: thời cổ
sự hóa thân (emanacio) và đời sống nhân tạo (kreatura) được phân biệt
cẩn thận và rõ ràng: đấy là một thực thể chiếu rọi và một thực thể được
tạo ra.
Thực thể đầu là sự chiếu rọi của Thượng Đế Vĩ Đại, công cụ giúp
đỡ của sự tạo dựng. Truyền thống biết đến mười hóa thân; sự hóa vào
thân xác của mười thiên thần chính. Hình ảnh tượng trưng của thiên
thần chính là mười con số. Ngoài mười thực thể này ra mọi thực thể, sự
việc, sự vật khác không còn là sự chiếu rọi nữa mà là sự tạo dựng.
Không trực tiếp quan hệ với Thượng Đế Vĩ Đại nữa mà chỉ còn quan
hệ gián tiếp. Pradzsapati, amsaspand, sefiroth là các mức độ của sự
nhập định, khi linh hồn con người cởi bỏ bản chất tạo dựng, quay lại
đứng trước sự trở về với Tinh Thần Tạo Hóa trực tiếp.