chính bản thân con người, bằng điều này vũ trụ cũng được nâng lên trở
lại vị trí gốc của nó. Đây là ý nghĩa sau cùng của sự giải thoát trong
truyền thống Ấn Độ, đây là nhiệm vụ của bodhiszattva (giác ngộ) trong
đạo Phật, và là ý nghĩa của sự hóa thân trong kinh Kabbala và Sufi.
34.
Ai trong bản thân mình không làm gì hết vì sự hiện thực hóa nền tảng
cơ bản, kẻ đó đứng trong vòng quay sinh học cùng với đời sống của nó,
hay nói đúng hơn dù có dự phần vào nền văn minh cao đến đâu, nó vẫn
chỉ ở cùng tầng với giới sinh-thực vật của trái đất.
Sự thèm khát sống là đặc tính của tầng này, bởi vì nền văn minh
không phải là nơi con người được trả lại chính mình mà chỉ là nơi con
người muốn làm giảm nhẹ gánh nặng đời sống của nó. Ai sống bằng tư
tưởng không vượt cao hơn tôn giáo, triết học và khoa học, ý nghĩa sự
sống của kẻ đó không hoàn hảo.
35.
Tất cả mọi con người, theo Saint-Martin, đều có một nhiệm vụ riêng
trong đời sống của nhân loại, mà không ai làm thay nó.
36.
Böhme gọi sự rối loạn nền tảng cơ bản bằng từ ngữ của thuật giả kim là
turba. Đấy là sự mù mờ nhận thức ở Ấn Độ, là tội lỗi ở người Do Thái,
là bệnh tật ở người Hi Lạp, là thứ mà khắp mọi nơi đều hiểu như một
sự rối loạn. Nhưng turba không chỉ là sự đánh dấu của tinh thần, bởi nó
còn có nghĩa là sự rối loạn của các lực vũ trụ trong dải thiên hà, và còn
có nghĩa là sự phá vỡ trật tự nguyên sơ giữa các nguyên tử.
Truyền thống còn biết đến sự hư hoại lan truyền cả đến thế giới
của sinh-thực vật, bởi sự hoang dại của súc vật không hề mang tính
chất tự nhiên, sự sinh sôi nảy nở của các côn trùng có hại, và trong thế