manh động, nghĩa là họ sống cuộc đời của đẳng cấp hiệp sĩ (ksatrija).
Có thể, về nhân tố cơ bản mang tính chất quyết định này, hàng nghìn
năm nay ở châu Âu, ngoài Origenes ra không hề ai có linh cảm.
Ai không là brahman, ai không sống cuộc đời tinh thần (nhận
thức, trầm tư, nhận biết, tri thức, nghiên cứu, tư duy, phi-hành động)
người ấy không biết rõ về ý nghĩa sau cùng của sự việc, còn kẻ chìm
ngập trong các hành động (nghiệp), trong thời lịch sử, không nhìn ra,
không bước khỏi thời gian, kẻ đó cần trở nên vô thức trong các sự việc
và sẽ cứ tiếp tục như vậy.
Nhiệm vụ của giới giáo sĩ châu Âu luôn là cai trị, áp dụng luật,
phục vụ chân lí (ở trần thế và trên trời!) chứ không phải duy trì một
quan điểm phi-hành động. Bởi vậy ở châu Âu thí nghiệm lập ra một
đẳng cấp tinh thần chưa hề xảy ra, và chính vì vậy luôn thiếu brahman,
thiếu một tinh thần, nhận thức và tầm nhìn cao hơn, và họ vì vậy chỉ
sống để phục vụ cho lịch sử. Giới hiệp sĩ cùng lắm đem lại lí tưởng,
nhưng nhận thức sau cùng thì không, ví dụ Platon. Một đặc điểm cơ
bản của lịch sử châu Âu cho đến tận ngày hôm nay là không có lấy một
người biết thật sự cái gì đang xảy ra.
Từng có một vài thí nghiệm yếu ớt thử suy tưởng đối kháng với
thứ tôn giáo-hành động. Đấy là thời của St. Victor, Richard và Hugo,
đúng là chỉ diễn ra trong bầu không khí của tu viện, nhưng ít nhất họ đã
thử thực hiện tầm nhìn phi-hành động. Tại đây, như thể một dạng nhập
định tinh thần Kitô giáo bắt đầu hình thành.
Nhưng tương tự, trước tiên phải nói đến phong trào Soledad Tây
Ban Nha ở thế kỉ XVII. Soledad bùng nổ như một bệnh dịch dưới ảnh
hưởng của cuốn sách do Molinos, một thầy tu bình thường viết, rất có
thể chịu ảnh hưởng từ người Do Thái hoặc từ Sufi. Molinos bị tống vào
ngục và không bao giờ ra khỏi ngục tối của La Mã nữa.
Phong trào Soledad mang lại nhiều tín đồ, những người này sống
phần lớn trong những hang động nhỏ trên bờ biển Tây Ban Nha hoặc
Bồ Đào Nha, như các Lạt Ma Tây tạng hay các szannjaszin Ấn Độ,