52.
Tâm lí học hiện đại, khi cho rằng đời sống của linh hồn không là gì
khác ngoài eros (tình yêu), đã nói đúng, nhưng sự thật này tâm lí học
hiện đại đã khái niệm hóa ở mức độ thấp và thô thiển, khiến con người
bị ghê tởm.
Người Trung Quốc tuyên bố: con người chỉ có nghĩa như sau: là
kẻ yêu người khác. Hay nói theo truyền thống Kitô giáo, ai không sống
theo tình yêu thương của Phúc Âm, đời sống của kẻ đó không đạt được
gì hết.
53.
Đối tượng của các nhà tư tưởng Hi Lạp đầu tiên chỉ là phüsis (thiên
nhiên). Nhưng thứ thiên nhiên này không được phép nhầm lẫn với khái
niệm thiên nhiên sau này người ta dùng ở châu Âu. Thiên nhiên của thế
kỉ XVIII vẫn được coi như có họ hàng với Hi Lạp gốc, nhất là ở các
nhân vật tỉnh táo và trong sạch như Helvetius và Goethe.
Thiên nhiên, luôn ở hình thức đã hoàn thành và đang có (Form,
die lebend sich entwickelt). Trong thế kỉ XIX, khái niệm thiên nhiên -
như mọi khái niệm sự sống quan trọng - biến thành hiện tượng mang
nội dung guồng máy, và như một sự nhầm lẫn hoàn toàn.
Từ phüsis có nguồn gốc Hi Lạp gần như giống hoàn toàn với từ
prskriti của Ấn Độ. Prakriti là đối cực của tinh thần giống đực
(purusa). Prȧkriti là vũ nữ mê hoặc của thế gian, là chính bản thân
thiên nhiên. Thiên nhiên, nơi chúng ta sống và nơi ta đang có trong đó,
chưa bao giờ được coi như một sinh linh hiểu biết và tỉnh táo, thiên
nhiên tự tại được coi là hiện thực đầu tiên.
Những điều như vậy chỉ là đặc thù của những thời đại muộn hơn,
mang tính chất ngụy biện, như là kinh nghiệm, cảm xúc, ưu thế của chủ
nghĩa duy vật luôn là đặc điểm của những con người và những thời đại
mệt mỏi.