Thiên nhiên là thứ đáng ngạc nhiên. Là thứ con người ngạc nhiên
vì nó. Còn cái tự tại có thể hiểu được của nó và cái là hiện thực nguyên
sơ dành cho con người là cái vô hình, là tính thần, là sự tỉnh táo, là con
số, là mức độ.
Giống như cái tự tại có thể hiểu được chính là Thượng Đế, còn các
thời đại hư hỏng và ngụy biện là đặc điểm của chủ nghĩa vô thần.
Đối với Parmenides và Xenophanes và Anaximandros vấn đề
không phải là tinh thần, sự tỉnh táo và trật tự có như thế nào, mà là sự
thay đổi, ảo ảnh, mạng lưới sự rối loạn, sự tha hóa, sự mờ mịt, sự lầm
lẫn có thể như thế nào, hay nói cách khác thiên nhiên có thể như thế
nào.
Phüsis là một thiên nhiên tuyệt đẹp, mê hoặc. Nghĩa là có một sự
sống tuyệt đối, liên tục, đầy ánh sáng, có ở xung quanh chúng ta một
cách bí ẩn, đây là sự thấp thỏm không thể tin được, đây là sự mong
manh không thể hiểu nổi.
Câu hỏi luôn là, nếu có một hiện thực tinh thần (tiếng Ấn Độ gọi
là Atman), làm sao cùng lúc có thể có ảo ảnh (maja).
Ở Platon cũng đúng như vậy: nếu có sự hiện hữu phi thời gian, thế
giới của các ý niệm, làm sao lại có thể có cả một thế giới giả bộ mang
tính cảm giác, mà trí tuệ tỉnh táo không thể coi là hiện thực.
Ở các nhà tư tưởng trước thời Socrates cũng vấp phải khái niệm
thế giới-hợp nhất của Orfika. Một mặt là thần học tự nhiên với xuất
phát điểm từ thiên nhiên, và sự giải thích tinh thần là phóng xạ của
thiên nhiên. Mặt khác là thần học ý niệm, như của Socrates, đến một
cái cây cũng không cần nhìn, ông nói, chẳng có gì để học từ thiên
nhiên.
54.
Từ phüsis của Hi Lạp cho dù bằng từ khác, như từ thiên nhiên chẳng
hạn, cũng không thể dịch ra, đồng nhất với thiên nhiên ngày nay lại
càng không, bởi vì phüsis là một khái niệm siêu hình học nói như