Quay trở về với MAGNA MATER. Nhưng sự quay trở về này đầy
ăm ắp eros (tình yêu) sâu sắc. Không gì đúng với thiên nhiên bằng từ
phüsis của Hi Lạp. Là thứ sấu sắc nhất ở châu Âu, không nghi ngờ gì
nữa đấy là nghệ thuật, và cái sâu sắc nhất trong nghệ thuật là sự mê
đắm tiếp nhận từ thiên nhiên.
Như chân dung Velazquez, phong cảnh Ruysdael, bản sonat của
Mozart hay bài hát của Schumann. Người Trung Quốc là con trai của
trời, người Do Thái là con của Jahve, người Ấn Độ bản thân họ là
atman (dzsivatma), còn người châu Âu là con và người tình của mẹ
Đất.
56.
Trong thời trung cổ con người sống trong trật tự đời sống được tạo nên
bởi Nhà Chung, còn Nhà Chung là Nhà Thờ Đức Mẹ. Như người mẹ
thứ hai và cao hơn thiên nhiên.
Thế gian tự tại được hiểu như một thế giới của Mặt trăng, một
trạng thái thiu thiu ngủ hơn là một sự tỉnh táo. Đức Mẹ của Nhà Chung
không phải là Sophia. Không phải sự thông thái thể hiện trong sự chăm
sóc tinh thần, mà như một thiếu phụ thực vật trong thân xác mĩ miều,
người chiếu sáng thế gian bằng ánh sáng trắng lạnh của mặt trăng.
Trong thời trung cổ không gì hiếm hơn ánh sáng mặt trời, tư tưởng
tự do và mở. Không có tâm linh đích thực. Thi ca là sự phục vụ đàn bà
(Minne, người hát rong), nghệ thuật là sự chinh phục dành cho Nhà
Thờ Đức Mẹ.
Nơi nào có chế độ gia trưởng (patriarchatus) nơi đó luôn mang
tính chất thanh giáo (puritan), như cải cách, là thử nghiệm trả lại vị trí
cho tôn giáo Cha của Do Thái.
Chế độ gia trưởng luôn đạo đức hóa, khép kín, giữ lời, dạy bảo,
bằng những thức ăn đơn giản và các trang phục giản dị. Đời sống ở
phái thanh giáo là nhiệm vụ.