MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 3 - Trang 253

Một số người giải thích trong từ átman âm “m” và “n” nghĩa là “ta” vì
trong một vài ngôn ngữ khác những âm này có liên hệ đến Một. Tiếng
Sancrit aham (ta) tiếng Do Thái ani (ta) có họ hàng với từ Hi Lạp hen
(một) và Latin unus (một), trái lại từ éka (một) của Sancrit và ehad
(một) của Do Thái cũng có âm như từ Hi Lạp - Latin ego (ta). Như thể
từ “ta” và “một” là những khái niệm có thể hoán vị. Trong mọi trường
hợp, đây đều là một cuộc phiêu lưu triết học.

90.

Tôn giáo đi tìm phúc lạc, bởi vậy dựng lên một hình ảnh Thượng Đế
vạn năng phi - tương đồng, một Thượng Đế bằng quyền lực vô tận cứu
giúp những kẻ trung thành với mình, và phúc lạc là phần thưởng ngài
ban.

Siêu hình học không đi tìm chân phúc mà đi tìm sự thật, và bắt

gặp trong sự tồn tại mọi thực thể sống sự tương đồng với Thượng Đế.
Đây là sự tương đồng duy nhất và là cái mà từ átman nói đến. Siêu hình
học Ấn Độ tuyên bố átmanszaman, hay sự tương đồng (szama).
“Với Thượng
Đế, với con người, với con kiến, với con muỗi, với con
voi”.

91.

Tư tưởng này ở châu Âu có một vài người nói đến. Eckhart, Cusanus,
Böhme, Guénon. Cusanus nhận rõ sự khác biệt giữa khái niệm mang
tính tôn giáo và mang tính siêu hình học của sự sống, và giống như
Scotus Eriugena, ông biết, tôn giáo chỉ mong muốn phúc lạc, và vì vậy
sự tồn tại đứng ở cấp độ thấp, mong manh và tạm bợ, còn siêu hình học
đi tìm sự tỉnh táo cuối cùng trong sự thật.

Không thể biết chính xác, ảnh hưởng phương Đông đến với

Cusanus như thế nào trong hai tác phẩm ông viết khi bước vào tuổi già:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.