MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 3 - Trang 254

trong Idem ipsumNon aliud ông đưa ra những định nghĩa trùng lặp
với truyền thống Ấn Độ.

Cả hai tác phẩm đứng về mặt siêu hình học, với phương pháp xác

định và phủ định đều tuyên bố Thượng Đế “cũng như vậy” và “không
thể khác”. Tư tưởng này giống hệt với upanisadok. Định lí của Kathaka
- upanisad
etad vai tat, nghĩa là: cái này không khác, như cái đó - cái
này và cũng như vậy.

Điều này chống lại quan niệm bất kì ai cũng có thể vạch một

đường giới hạn chia cắt giữa các thực thể sống và nói đến một sự sống
riêng biệt mang tính chất Thượng Đế hoặc tính chất người. Điều này và
điều đó như nhau (điều này không khác) Idem ipsum. Non aliud.

Trong sự tồn tại, mọi thực thể tương đồng. Trong truyền thống Ấn

Độ dấu hiệu của Thượng Đế: cái đó (tad). Thượng Đế “tương đồng”
(szama).

92.

Trong tôn giáo, con người vì không nhận thức được sự tương đồng của
mình với Thượng Đế trong sự tồn tại, nên sống trong mặc cảm tự ti,
như một thực thể đặt dưới một quyền lực định mệnh và không thể thay
đổi của một ý chí cao siêu.

Bởi vậy hành vi con người trong tôn giáo không bao giờ minh

bạch (thấu suốt) và mở, ngay cả đến các Thánh cũng vậy. Con người
không dám nhìn vào ánh sáng riêng (Srir maji) của mình.

93.

Átman là khái niệm phi cực. Átman là cái còn lại sau khi mọi tầng thất
thoát (ảo ảnh) đã cởi bỏ. Đây là cái không thể nắm bắt được (ucciszta).
Đây là cái hoàn toàn trống rỗng. Đây là cái tràn đầy bằng sự sống, bằng
nhận thức và bằng cảm hứng (szatcsit-ananda). Đây là sự sống tập
trung (átmanvat).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.