hiện của thế gian hiện hữu - đông đảo - giác quan, quay về với adhjasz,
hay adaptatio.
Bởi vì về mặt nguồn gốc và trong thực tế không có hiện thực nào
khác ngoài một sự sống trong sạch và mối tương đồng với sự sống này.
Hành vi tương đồng này là sự tỉnh táo (vidja). Trong khoảnh khắc sự
tỉnh táo bị suy giảm, sự sống trở nên rối loạn, cho dù bản thân sự minh
bạch (thấu suốt) của nó vẫn còn lại y như thế, nhưng khi sự tỉnh táo suy
giảm các ảo ảnh bắt đầu xuất hiện, và thực thể sống bắt đầu đồng hóa
nó với các ảo ảnh này.
Từ sự đồng hóa nhầm lẫn, con người không bao giờ phù hợp với
hiện thực nữa. Ở kẻ nào sự tỉnh táo bị suy thoái, kẻ đó bị rối loạn và bắt
đầu nhầm lẫn mình với ảo ảnh. Đây là cái Sankara gọi là adhjasza và
Tabula Smaragdina gọi là adaptatio.
Đây là nguyên nhân đầu tiên và duy nhất của sự xuất hiện ảo ảnh.
Vedanta nói, tạo hóa sinh ra thế gian trong mờ mịt mộng du (avidja).
Thế gian vật chất là “thứ tinh thần méo mó từ trọng lượng tri thức lệch
lạc” (adnyana upahitam csaitanjam).
“Từ sự đồng nhất nhầm lẫn xuất hiện phép mầu (ảo ảnh) và các
phương pháp của nó” - Hinc adaptiones erunt mirabiles, quarum
modus est hic.
100.
Mới đây người ta coi sự đồng nhất nhầm lẫn là vấn đề của tâm lí học.
Tất nhiên tâm lí học không có những công cụ để có thể đo lường
(adaptatio).
Nhà nghiên cứu tâm lí học C. G. Jung cho rằng những cái xảy ra
trong con người hiện đại gọi là gì cũng được, chỉ không thể cho đấy là
sự tỉnh táo và trạng thái bình thường. Nguyên nhân đầu tiên của trạng
thái rối loạn là một sự đồng nhất nhầm lẫn. Nhưng, cũng như khoa học
hiện đại, không ai nghi ngờ chút nào, kể cả một cách mơ hồ nhất, rằng,