vũ trang hóa và tổ chức hóa, trốn vào tôn giáo và thế giới quan, thực
hành khoa học và kĩ thuật, xây dựng nền văn minh, tạo dựng nhà nước
từ các thế giới, các dân tộc và các lí tưởng, từ những thứ không có ở bất
cứ đâu.
9.
Văn minh và tất cả những thứ đi kèm với nó, không phải là nền giáo
dục mà là một hành vi. Trật tự đời sống đi theo chiều hướng thoạt trông
có vẻ dễ dàng nhất. Đưa ra sự bảo vệ có vẻ chắc chắn và dập tắt mọi
âm thanh lo âu.
Đây không phải là tiện nghi và sự đảm bảo vật chất, bởi vì nếu chỉ
như vậy nhà cửa, quần áo ấm, kho tàng và vũ khí là đủ. Nhưng cùng
với tiện nghi, không thể thoát khỏi thế giới quan, con người không chỉ
chui rúc trong phòng ấm mà còn chui vào trong một thế giới lí tưởng
nửa vời nữa. Đánh mất quan hệ với thiên nhiên vật chất vẫn chưa sao,
nhưng không thể cắt đứt quan hệ với một thứ mà thiếu nó, sự sống trở
nên vô nghĩa, cần phải nhìn mọi thứ khác như nó có. Nhất là để có thể
an tâm ngủ quên.
10.
Đối diện với hệ thống ý đồ giảm gánh nặng đời sống - cái gọi là sự lẩn
trốn hiện thực trong nền văn minh, tôn giáo, khoa học, triết học và cái
gọi là sự lẩn trốn hiện thực sống đối với con người - còn một loại hành
vi khác. Hai loại hành vi này không bao giờ đi cùng lúc, và không thể
nhầm lẫn chúng với nhau.
Luôn có hành vi vidvan (đại diện của tri thức) và szophosz (nhà
thông thái), có bodhiszattva (giác ngộ) và is ha-ruah (con người tinh
thần). Có người trong nền văn minh sử dụng hành vi thụ động. Không
phủ nhận nền văn minh, nhưng ý đồ này lại là sự không chấp nhận. Bởi
vì (cái gọi là) nỗi sợ hãi đối diện với hiện thực chỉ có nghĩa là con