Nhưng, bệnh tiểu đường có thể phòng, trị được bằng cách thay đổi
chế độ ăn uống:
• Tiến sĩ Inder Singh cho 80 bệnh nhân tiểu đường ăn rất ít chất
béo, hoàn toàn không ăn đường. Sau 6 tuần, trên 60% không cần
dùng insulin. Một tuần nữa thì 70% không cần tiêm insulin. Những
người còn phải tiêm insulin thì với liều lượng ít hơn rõ rệt so với
trước. Thời gian ăn kiêng càng dài, kết quả càng khả quan!
• Nghiên cứu khác theo dõi trên 20 bệnh nhân tiểu đường phải tiêm
insulin hàng ngày, được ăn nhiều chất xơ, ít chất béo. Sau 16 ngày,
45% không cần phải tiêm insulin nữa! Một nghiên cứu khác cũng
chế độ ăn như vậy thì, 70% trường hợp tiêm insulin, 90% phải dùng
thuốc điều trị, đều không cần insulin và thuốc sau vài tuần.
• Trước Đại chiến Thế giới thứ hai, thổ dân ở một hòn đảo sống cô
lập rất khỏe mạnh, hạnh phúc, đảo này được mệnh danh là “đảo dễ
chịu”. Trên đảo có rất nhiều chim sinh sống. Phân chim qua nhiều
đời đã chất thành núi. Sau chiến tranh, các nước công nghiệp phát
triển đã chú ý tới chất phosphate từ những “mỏ phân chim”, họ đầu
tư khai thác ồ ạt. Từ đó kinh tế trên đảo phát triển nhanh, người dân
giàu có, đã chuyển sang lối ăn uống hiện đại: tiêu thụ nhiều thịt, mỡ,
đường, sữa hộp... giảm lượng chất xơ từ rau củ... Kết quả là, hơn
1/3 dân trên đảo bị bệnh tiểu đường!
• Nhiều nghiên cứu với quy mô lớn nhỏ, thời gian dài ngắn khác
nhau đều đi đến kết luận thống nhất: Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu
đường luôn tăng theo mức độ tiêu thụ thịt và giảm xuống rõ rệt nếu
ăn nhiều rau củ!
• Nghiên cứu độc đáo của Sweeney: Chia những sinh viên khỏe
mạnh, hầu như vô bệnh thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Ăn hai ngày nhiều chất béo
+ Nhóm 2: Ăn hai ngày nhiều chất ngọt
Theo dõi khả năng điều chỉnh lượng gluco trong máu, kết quả thật
không ngờ: Nhóm ăn nhiều chất béo khả năng điều chỉnh lượng
đường trong máu bị rối loạn nghiêm trọng. Trong khi nhóm ăn nhiều