MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 119

mạch. Sau tuổi 50 thì cứ mỗi giây lại có một trong năm người bị mắc
mới bệnh tiểu đường!...

Người ta đã tổng kết: Nơi nào người Tây Âu “đặt chăn tới” thì không
bao lâu sau, nơi đó sẽ xuất hiện bệnh truyền nhiễm và những bệnh
chưa từng thấy ở đó bao giờ!

2. ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĂN CHAY

Trở ngại lớn nhất ngăn cản những người có ý định chuyển sang ăn
chay là: “Liệu ăn chay có đủ chất dinh dưỡng không”?

Mối lo ngại này là do khoa Sinh hóa cổ điển tạo dựng lên: Năm
1914, hai nhà khoa học Osboru và Mendel tiến hành thí nghiệm và
thấy, chuột ăn đạm động vật lớn nhanh hơn chuột ăn đạm thực vật
(thời gian đầu). Thế là người ta xếp thịt, trứng, sữa vào loại “đạm
cao cấp”, còn đạm thực vật vào hạng “thứ cấp”! Suốt hai phần ba
thế kỷ XX, khoa học Tây phương đã thổi phồng vai trò của đạm
động vật và kết luận rằng: Ăn chay muốn đủ chất phải ăn với số
lượng nhiều hơn 6 đến 8 lần bình thường”!

Mãi đến năm 1971, 57 năm sau, bà Francis More Loppe mới chứng
minh về mặt dinh dưỡng, đạm thực vật không thua kém đạm động
vật. Sau đó nhiều công trình nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng
học hàng đầu đã khẳng định đạm thực vật còn tốt hơn đạm động vật
rất nhiều!

Nhưng buồn thay, đến tận ngày nay rất nhiều người, nhất là các bác
sĩ Tây y vẫn không biết điều này. Hầu hết còn mê muội tin rằng ăn
nhiều đạm động vật sẽ to con, khỏe mạnh hơn!

Tin rằng ăn chay có hại cho sức khỏe đã ăn sâu trong tâm trí mọi
người. Nên khi biết tôi đã ăn chay và ăn gạo lứt hơn ba mươi năm
nay, nhiều người thốt lên: “Ăn chay mà vẫn khỏe nhỉ!”. Tôi luôn phải
sửa lại: “Không phải ‘mà vẫn’ khỏe, mà là ‘nên mới’ khỏe!”.

Bởi vì:

a. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thực vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.