MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 121

Rõ ràng rằng: Giá trị dinh dưỡng của thịt thấp hơn hẳn so với đậu
nành về mọi mặt. Thế nhưng giá thịt lại cao hơn đậu nành nhiều.
Nghịch lý đó là do sự không hiểu biết lâu nay gây ra!

• Gần đây các nhà khoa học còn phát hiện ra bí mật của đậu nành,
là có hàm lượng Leucithin khá cao. Axít amin này có vai trò tạo ra
sức thanh xuân thần kỳ, đóng vai trò quyết định trong việc kích thích
sự trao đổi chất của tế bào; Tăng cường trí nhớ, tăng khả năng làm
việc của não bộ; Làm vững chắc các tuyến, điều hòa chu kỳ kinh
nguyệt, kiềm chế sự hoạt động quá mức của kích thích tố
Oestrogen ở phụ nữ trẻ, (chất này nhiều sẽ dễ bị ung thư vú); Tái
tạo các mô, tăng cường sức chịu đựng của xương, cơ và sự nhanh
nhẹn, dẻo dai, trẻ trung của cơ thể; Cải thiện tuần hoàn và hô hấp;
Tăng khả năng đề kháng, giúp các vết thương mau lành v.v...

• Năm 1972, một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản còn tìm thấy
trong tương làm từ đậu nành lâu năm (3 năm trở lên) có chất
Zibicobin, tác dụng thu gom rồi đào thải các kim loại nặng, hóa chất
độc, kể cả các chất độc từ thuốc lá, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất
phóng xạ; Ngoài ra còn có các enzym tổng hợp Vitamin B12 là loại
rất hiếm trong thực vật!

Vì vậy, cây đậu nành được gọi bằng nhiều tên trân trọng: “Cây kỳ
diệu”, “kim cương vàng”, “hạt thần diệu”, “vàng từ đất”, “thịt mọc trên
cây” v.v...

Đậu nành quý giá như vậy, nhưng gần đây nhiều người hỏi tôi: Trên
mạng có bài nói rằng ăn nhiều đậu nành làm suy giảm khả năng giới
tính của phái nam, có đúng vậy không? Tôi trả lời: Tôi chưa thấy tài
liệu khoa học nghiêm túc nào nói như vậy! Trên mạng thì thượng
vàng hạ cám, cần kiểm tra kỹ! Mặt khác, phải chăng đây là chiến
thuật của những người kinh doanh các chế phẩm từ thịt, muốn hạ
thấp giá trị dinh dưỡng của nguồn đạm thực vật vô cùng quý giá, để
mở rộng đường cho mọi người đổ xô vào ăn thịt!

• Nhiều loại hạt khác, đặc biệt vừng (mè) cũng chứa khá nhiều
leucithin, trong gạo, đặc biệt gạo lứt có đầy đủ cả 9 loại axít amin
thiết yếu (Phụ lục 1). Đối với người dân châu Á và đặc biệt là Việt
Nam gạo được gọi là “ngọc thực”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.