Vì vậy, ăn chay đúng cách, cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng hơn hẳn so với ăn thịt!
Tiến sĩ V. Kipani (Bỉ) sau khi nghiên cứu đã kết luận: “Người ăn chay
có sức khỏe dẻo dai gấp 2 đến 3 lần người ăn thịt. Nếu bị mệt lả,
người ăn chay sẽ hồi phục với thời gian bằng một nửa so với người
ăn thịt”!
Nhiều nghiên cứu khẳng định: “Trẻ em ăn chay trường thi thời gian
đầu thường không to, mập bằng trẻ ăn thịt, nhưng sau đó sẽ phát
triển cân đối, khỏe mạnh và thông minh hơn rõ rệt”!
Năm 1980, bác sĩ dinh dưỡng N. Bamard tái xác nhận: “Thịt chẳng
những không giúp ích gì cho sự phát triển trí não! Bằng chứng là,
hiện tượng đần độn, chỉ số thông minh (IQ) thấp chỉ thấy ở những
trẻ ăn nhiều thịt, trứng, sữa! Trái lại những trẻ ăn thuần chay luôn
luôn có chỉ số thông minh (IQ) trên mức trung bình trở lên”!
Từ kết quả của nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã cảnh báo:
“Người Âu Mỹ sẽ chẳng thể giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và chết bởi
các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, loãng xương... nếu họ
không thay đổi thói quen ăn uống sai hiện nay”!
Có thể nói, khoa Dinh dưỡng Tây phương đã ỷ lai một cách quá
đáng vào tính chất sẵn có trong thức ăn, mà không biết đến những
tiêu chuẩn quan trọng khác như tỷ lệ các axít amin thiết yếu, mối
quan hệ giữa K và Na trong cơ thể, nên thường chỉ nhấn mạnh đến
K và khuyên hạn chế ăn muối, cũng như đã xem nhẹ khả năng thiên
phú to lớn tiềm ẩn nơi cơ thể con người!
Giáo sư Kervran đã chỉ ra: Mọi sinh vật và loài người đều có thể
biến cải bốn nguyên tố luôn có sẵn trong tự nhiên là Carbon, Oxy,
Hydro và Nitơ thành các hợp chất hữu cơ phức tạp, kể cả Protein,
Vitamin, Enzyme... (xem sơ đồ dưới đây)
Bằng chứng là, động vật ăn thực vật nhưng xương, cơ bắp... phát
triển, có mỡ dự trữ... Mặt khác, hầu hết thực vật không có Vitamin
B12 nhưng trong gan động vật lại có Vitamin đó... là minh họa cho
vấn đề này.