a. Trước hết là giá trị dinh dưỡng của thức ăn theo phương
pháp này
Loại trừ mục đích “sống để ăn”, ăn cho khoái khẩu thì “Phép thực
dưỡng Âm - Dương” không đáp ứng được. Còn với yêu cầu chân
chính “Ăn để sống”, tức là ăn đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể thì:
• Gạo lứt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ tuyệt hảo,
cung cấp cho mọi nhu cầu chính đáng của cơ thể con người. Ngoài
ra gạo lứt còn có những tính dược vô cùng quý giá như: phòng
chống ung thư, chống nhiễm xạ, đào thải độc tố
(*)
... nên cây lúa và
hạt gạo lứt xứng đáng được người cổ Đông phương tôn vinh là “hạt
ngọc”, là “Thượng đế” (xem Phụ lục 1).
(*) Một số người bị bệnh nặng, uống quá nhiều thuốc tân dược, khi
ăn cơm gạo lứt muối vừng thì nước tiểu rất hôi, sặc mùi thuốc tây,
chứng tỏ sự đào thải rất mạnh. Sau đó phục hồi rất nhanh.
• Vừng, đậu đỏ, bí đỏ, cà rốt, muối... có thành phần rất bổ dưỡng và
Dương tính cao. Vì thế, ăn thực dưỡng theo quân bình Âm - Dương
chẳng những không tốn kém, lại có tác dụng nâng cao, bảo vệ sức
khỏe, chống được nhiều bệnh tật mà việc nấu nướng lại đơn giản,
đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều.
Nếu ăn nới rộng ra với đậu nành hoặc các loại đậu khác thì, như đã
trình bày trên đây (xem mục VI-2-a), tỷ lệ protein hoàn hảo luôn cao
hơn thịt nhiều... Vậy thì còn đòi hỏi gì hơn thế nữa?
b. Về giá trị chữa bệnh
Thói thường vẫn nghĩ: Chữa bệnh thì phải dùng thuốc, mà thuốc
quý là những thứ rất khó kiếm, từ một đất nước xa xôi nào đó, hoặc
phải là một hóa dược có công thức phức tạp do các nhà bác học lỗi
lạc vùi đầu nghiên cứu trong viện bào chế nhiều năm, hay ít nhất
cũng phải là phương thức “bí truyền”... Thậm chí người ta còn khờ
dại tin rằng: Thuốc càng đắt tiền càng tốt! Và thế là họ trở thành con
mồi ngon cho những người kinh doanh bất chính.