Qua thời gian dài theo dõi, tìm hiểu, suy ngẫm và trải nghiệm, tôi
nhận ra điều đáng buồn là: Hầu hết mọi người đều không biết ăn,
không biết uống, chẳng biết thở
(**)
đúng cách!
(**)
Về cách thở, xin xem quyển Hiểu biết chính mình, Ngô Đức
Vượng, NXB Phương Đông, 2013.
Tôi càng day dứt, trăn trở trước câu nói thâm thúy, sâu sắc của A.
Caryca, lãnh tụ tâm linh thế giới: “Ăn không đúng, chúng ta không
còn là ‘NGƯỜI’ với đúng ngữ nghĩa của từ này”! Và nghĩ rằng,
chúng ta cần phải là “NGƯỜI” trước hết ở việc phải ăn uống đúng!
(xem lại cuối Chương 1 và Chương 3).
Sức khỏe là điều kiện căn bản của hạnh phúc; trong khi, điều kiện
căn bản của sức khỏe lại chính là ăn uống! Một triết gia Hy Lạp đã
nói: “Ăn uống đúng mới có sức khỏe tốt, sức khỏe tạo ra hoan hỷ,
hoan hỷ tạo ra hạnh phúc”!
Dưới tác dụng của muối, lửa, nước, thảo mộc sẽ tạo thành thịt,
xương, máu, tư tưởng, khả năng tư duy, sự sáng tạo và linh hồn
của con người! Trên đời này, chẳng có điều gì quan trọng và tôn
nghiêm hơn thế!
Cho nên, nhà bếp và mâm cơm là nơi mở đầu cho những diễn tiến
to lớn, huyền bí của sự sống ở loài người!
Từ cổ xưa cha ông ta rất coi trọng cái bếp, tục lệ thờ ông Táo là
bằng chứng! Vì hiểu rằng mọi chuyện hay - dở, buồn - vui trong nhà
đều từ bếp mà ra! Thờ cúng Thần bếp là dịp để gia chủ suy ngẫm
lại việc nấu nướng, chế biến thức ăn trong năm qua đã tác động
đến sức khỏe, sinh hoạt của cả nhà như thế nào. Dựa vào đó để
phát huy hoặc sửa đổi...
Hơn thế nữa, qua sự tích “bánh chứng bánh dầy”, người nấu ăn giỏi
nhất được chọn làm vua! Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới
này lại đánh giá cao vai trò người nấu ăn như ông cha ta, cho thấy
tiền nhân đã coi trọng việc nấu nướng như thế nào! Các hội làng
hàng năm luôn có mục thi nấu ăn...