Hàm lượng vitamin trong thức ăn rất thấp, nhưng nhu cầu của động
vật và con người về vitamin cũng rất ít, thường chỉ từ một vài đến
vài chục miligram mỗi loại trong một ngày, tuy nhiên không thể thiếu
được.
Nguồn vitamin chủ yếu có trong thức ăn thực vật. Thực vật trồng
cấy trong môi trường tự nhiên, thường đáp ứng đủ lượng vitamin
cho cơ thể. Trái lại, thức ăn có nguồn gốc động vật không có
vitamin, trừ ở gan có vitamin B12.
c. Các chất khoáng, là những thành phần rất cần thiết cho hầu hết
các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, chúng còn tham gia vào việc
cấu tạo xương, cơ, thần kinh, máu, cũng như rất cần cho quá trình
dẫn truyền các xung động thần kinh và tiêu hóa... Hiện được biết
trên 60 chất khoáng giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì chức
năng sinh lý bình thường của cơ thể.
Cũng như vitamin, cơ thể chỉ cần một lượng rất ít các nguyên tố
khoáng, nhưng không thể thiếu. Nếu thiếu vắng hoặc không đủ một
chất khoáng nào đó, cơ thể sẽ mất điều hòa, sinh bệnh, nhưng nếu
thừa có thể lâm vào tình trạng nguy cấp.
Hiện nay, con người ngày càng lâm vào tình trạng ăn nhiều mà vẫn
thiếu chất là vì:
• Trước kia, hàng năm đều có lũ lụt, các dòng sông mang phù sa,
kèm theo từ 60 đến 72 chất khoáng vi lượng, đa lượng từ thượng
nguồn về trải cho các cánh đồng. Vì thế, nông sản có đầy đủ mọi
chất khoáng, do vậy đủ vitamin. Con người ăn no là đủ chất rồi.
• Nhưng ngày nay, do hệ thống đê điều hoàn thiện, kiên cố, nên
hàng năm nước sông không đem phù sa về trải trên các cánh đồng
được nữa, đất canh tác do vậy ngày càng thiếu hụt các chất
khoáng.
Vấn đề đang ngày càng trở nên trầm trọng khi hiện tượng “rửa trôi”
mỗi năm đã cuốn đi 1% khoáng của đất canh tác. Mặt khác, do nhu
cầu đời sống và khoa học kỹ thuật phát triển, ngành nông nghiệp
không ngừng tăng vụ, tăng năng suất... càng làm cho đất đai cạn