dẫn truyền các xung động thần kinh và tiêu hóa... Hiện được biết
trên 60 chất khoáng giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì chức
năng sinh lý bình thường của cơ thể.
Cũng như vitamin, cơ thể chỉ cần một lượng rất ít các nguyên tố
khoáng, nhưng không thể thiếu. Nếu thiếu vắng hoặc không đủ một
chất khoáng nào đó, cơ thể sẽ mất điều hòa, sinh bệnh, nhưng nếu
thừa có thể lâm vào tình trạng nguy cấp.
Hiện nay, con người ngày càng lâm vào tình trạng ăn nhiều mà vẫn
thiếu chất là vì:
• Trước kia, hàng năm đều có lũ lụt, các dòng sông mang phù sa,
kèm theo từ 60 đến 72 chất khoáng vi lượng, đa lượng từ thượng
nguồn về trải cho các cánh đồng. Vì thế, nông sản có đầy đủ mọi
chất khoáng, do vậy đủ vitamin. Con người ăn no là đủ chất rồi.
• Nhưng ngày nay, do hệ thống đê điều hoàn thiện, kiên cố, nên
hàng năm nước sông không đem phù sa về trải trên các cánh đồng
được nữa, đất canh tác do vậy ngày càng thiếu hụt các chất
khoáng.
Vấn đề đang ngày càng trở nên trầm trọng khi hiện tượng “rửa trôi”
mỗi năm đã cuốn đi 1% khoáng của đất canh tác. Mặt khác, do nhu
cầu đời sống và khoa học kỹ thuật phát triển, ngành nông nghiệp
không ngừng tăng vụ, tăng năng suất... càng làm cho đất đai cạn
kiệt ngày càng nhanh. Để bù lại, người ta chỉ bón cho cây trồng ba
loại khoáng là N, P, K. Do đó nông sản hiện nay luôn “rỗng” về
khoáng và vitamin. Vì thế, ngày nay dù ăn thế nào cũng thiếu chất.
Đây là đặc điểm nổi bật của thời văn minh.
• Ngay từ năm 1936, trong biên bản họp của Hạ nghị viện Mỹ đã
cảnh báo: “Chất lượng nông sản tại các nông trang Mỹ giảm rất
nhiều so với trước”.
• Theo dõi trong vòng mười năm (từ 1985 đến 1996) cho thấy hàm
lượng khoáng trong nông sản ở Đông Âu giảm từ 30 đến 70%!
(bảng ở trang sau).
Các nguyên tố khoáng được chia làm hai nhóm sau: