MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 67

• Nhóm cần ít: sắt, mangan, i-ốt, florua, đồng, kẽm, côban, crôm...

• Nhóm cần nhiều: natri, kali, canxi, photpho, magiê, lưu huỳnh...

Trong các chất khoáng thì quan trọng và cần nhiều nhất là natri từ
muối ăn.

SỰ GIẢM SÚT VỀ KHOÁNG VÀ VITAMIN CỦA MỘT SỐ NÔNG
SẢN Ở CHÂU ÂU TỪ NĂM 1985 ĐẾN 1996

(Tính theo mg/100 g nông sản)

4

Theo Đông y học cổ truyền, muối ăn không độc, đi vào ba kinh:
Thận, Tâm, Vị, có tác dụng thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, tả
hỏa và dẫn các chất vào Kinh Lạc.

Khoa học hiện đại cho rằng muối ăn có vai trò duy trì áp suất thẩm
thấu của nội môi trường, về phương diện sinh lý học, thì song song
với sự giảm natri trong máu là sự tăng tỷ lệ kali, dẫn đến quân bình
của chất đạm bị phá hủy và lượng urê trong máu tăng lên, hậu quả
là sức lực cơ bắp giảm sút, thường bị vọp bẻ (chuột rút), khó thở...
Do vậy trong thực đơn hàng ngày không thể thiếu muối (natri).

Trớ trêu thay, phương Tây luôn dùng muối tinh, là thứ muối đã loại
bỏ hầu hết các thành phần khoáng khác, chỉ còn lại chủ yếu là natri
(trên 95%) để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày, nên chỉ một
lượng vừa phải cũng có thể gây rối loạn chức năng sinh lý và các
tác hại khác cho cơ thể.

Khoa học và Y khoa hiện đại luôn dùng muối tinh trong thực
nghiệm. Từ đó đã đi đến kết luận rất sai lầm rằng ăn mặn làm tăng
huyết áp, rất có hại cho thận, tim, thậm chí còn gây ung thư. Một
bác sĩ Nhật Bản đã tuyên bố: “Ung thư là do muối ăn trong bếp”.

Từ đó họ kêu gọi giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn
muối đối với bệnh nhân ung thư, hạn chế tối đa lượng muối đối với
bệnh cao huyết áp, suy thận...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.