• Thứ nhất, trong thức ăn hàng ngày, cơm đã chứa trên 70% (bún
có thể tới trên 90%), rau trên 80%, canh trên 90% nước. Vì vậy ăn
no là đã đủ nước rồi, uống nước chỉ là bổ sung thêm mà thôi!
• Thứ hai, uống nhiều nước sẽ làm loãng máu, từ đó dẫn đến những
hậu quả sau:
+ Áp suất thẩm thấu của máu giảm, khiến hồng cầu, bạch cầu, tiểu
cầu, thực bào... phải sống trong môi trường không thích hợp dẫn
đến sức sống và hoạt động giảm sút, nên chóng già, chóng chết. Do
vậy sức đề kháng giảm, cơ thể suy nhược!
+ Tim là cơ quan làm việc cần mẫn suốt từ trong bào thai cho tới khi
nhắm mắt xuôi tay, không hề nghỉ ngơi dù một phút! Mỗi phút tim
người bình thường đập 70 đến 75 nhịp, mỗi ngày đêm tim bơm đi
7.000 lít máu, một năm bơm 2.555.000 lít, cả cuộc đời (70 tuổi), tim
phải bơm đi một lượng máu tới 178.850.000 lít để máu lưu thông
liên tục trên 100.000 kilomet trong các mạch máu lớn nhỏ của cơ
thể! Một tế bào máu đi từ tim tới đầu ngón chân rồi trở về tim chỉ
trong 12 giây! Trong điều kiện bình thường, trái tim đã phải làm việc
nặng nhọc như thế!
Nếu uống nhiều nước, máu loãng ra, tim phải đập nhiều hơn để bảo
đảm đủ hồng cầu đi nuôi cơ thể, tức là phải đảm nhận thêm nhiệm
vụ bơm lượng nước vô ích đi khắp nơi, vì vậy, những người uống
nhiều nước luôn có nhịp tim nhanh hoặc rất nhanh so với bình
thường, nên rất hại cho tim!
Hơn thế nữa, máu loãng thì khả năng trao đổi chất với các tế bào,
mô, cơ quan... giảm sút! Vì vậy người uống nhiều nước sẽ hay mệt
mỏi, sức chịu đựng và khả năng đề kháng suy sụp! Thế mà Y khoa
lại khuyến khích mọi người “uống nước nhiều để tăng cường đào
thải độc tố”, thì thật là không còn gì để nói nữa!
+ Bình thường lượng nước trong cơ thể được giữ cân bằng qua
cảm giác khát khi thiếu và đi tiểu khi thừa. Uống nhiều nước thì thận
phải làm việc nhiều hơn để lọc và đào thải nước thừa, do vậy hiển
nhiên sẽ làm hại thận! Thậm chí sau khi uống nhiều nước là phải đi
tiểu ngay. Đó là tiếng nói của cơ thể: “Tôi không cần nước nữa, xin