Kojiro thua Magoshiro về kiến thức, nhưng về kiếm thuật, hắn đã chứng tỏ
nhiều lần Magoshiro không bì kịp. Những chiêu kiếm của Kojiro vừa nhanh
vừa chính xác, lại có cái uyển chuyển của những nhành liễu, hoàn toàn
thích hợp với cây trường kiếm hắn sử dụng. Chẳng trách, hắn lấy ngoại hiệu
là Ganryu và kiếm pháp của hắn, Giang hồ mệnh danh là Liễu kiếm. Ngoài
biệt tài ấy ra, Kojiro còn khôn khéo trong việc giao tế, biết dựa theo tính
tình từng người mà đối xử; tùy ca nhân mà đãi ngộ, lúc thì cao ngạo, khi thì
khiêm cung nên rất được lòng chủ soái và đã tạo cho mình một hào quang
khiến bạn đồng bối nể sợ và rất nhiều kẻ xu phụ.
Bữa kia, tại thao trường, Tadatoshi ngỏ ý muốn được thưởng thức tài nghệ
của cả hai danh thủ. Magoshiro và Kojiro vâng lệnh, gọi gia nhân mang
mộc kiếm ra.
Cuộc giao đấu đang lúc hào hứng, bỗng Kojiro đến quỳ trước mặt
Magoshiro, nói:
- Vãn sinh ngông cuồng, thật chẳng xứng là địch thủ của lão tiền bối, xin
lão tiền bối miễn chấp.
Mọi người ngạc nhiên vì cuộc tranh tài chưa phân thắng bại, nhưng cứ xem
những chiêu kiếm của Kojiro và cách hắn công hãm lão tướng Magoshiro
thì rõ ràng hắn sắp chiếm thượng phong, không hiểu sao bỗng dưng lại
nhún nhường như vậy. Chẳng biết vì nể nang mà dung tình hay vì một mục
đích nào khác, nhưng sau bữa đó, danh tiếng Kojiro nổi như cồn. Chẳng
bao lâu, hắn được sung chức đệ nhất giảng tập viên trong giảng tập bộ.
Đôi khi, trong lúc giảng luận, có kẻ đề cập Musashi, ngầm ý coi Musashi
như một bậc thầy về kiếm thuật, và Musashi kiếm nếu không hơn thì cũng
chẳng thua gì liễu kiếm.
Kojiro nghe, cười khẩy:
- Thế mới biết nhân tài kiếm học mỗi ngày một hiếm. Musashi mà được coi
như bậc thầy về kiếm học thì thiên hạ mù hết rồi ! Chưa luận gì đến tài năng
vội, vì tài năng phải được xác định trong cuộc giao đấu, ta chỉ nói về đức
hạnh thôi, gã đó cũng đáng chê trách. Tám năm trước, ở đồi Sinh Minh, ta
đã có dịp thấy Musashi tự tỏ ra là một kẻ vũ phu hèn nhát. Sau khi nhẫn tâm
chặt đầu một đứa trẻ mới mười hai tuổi không biết võ công, bị cả phái