Đêm đó, trong một căn phòng khách sạn của thành phố Quảng Ngãi,
đoàn chúng tôi đã gặp mặt một nhóm người Việt Nam. Ngồi chính giữa là
ông Chủ tịch thành phố Quảng Ngãi. Ngồi kế bên, ngoài anh M ra còn có
người của hải quân, và các nhân viên của anh M giúp điều tra hiện trường
đáy biển. Những người dân địa phương giúp chúng tôi làm lễ tế vong linh
lần này sẽ mở một bữa tiệc khích lệ và hoan nghênh chúng tôi.
Tôi mở đầu:
“Tôi nghe nói thời chiến tranh khi quân Nhật đồn trú ở đây, có hai
triệu người Việt Nam bị chết đói. Tuy vậy các vị lại mở tiệc hoan nghênh
chúng tôi. Tấm thịnh tình ấm áp của người dân Việt Nam chúng tôi xin cảm
tạ.”
Việc hải quân cho phép đưa tàu ra vịnh Batangan, điều tra tàu chìm,
điều động tàu thuyền và nhân viên… Những sự giúp đỡ đó của người dân
Việt Nam – nạn nhân của chiến tranh – đến tận lúc này quả thật to lớn
không thể nào nói hết.
Tiếp tục, tôi trình bày về hành trình dài của mình để tế vong linh cha
cho đến bây giờ. Bài thơ khi ấy tôi đọc lên là bài thơ Đổng khốc (Khóc
thương thảm thiết) của một người bạn ở Hiệp hội thân nhân hòa bình
Hyogo:
Cha ra chiến trường bằng một tờ giấy đỏ
Đó là vào tháng 3 năm 1944 trước ngày con nhập trường tiểu học
Khi ấy cha đã ba mươi sáu tuổi
Người làng tiễn đưa cha xuất chinh
Một ký ức nhỏ nhoi lưu lại