MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 116

Ngày cha về phép lần hai

Mẹ đã nhờ cha “giúp đỡ gia đình một chút đi”

Cha trả lời tôi khổ sở lắm, “mọi người hãy làm đi”, rồi lại lên

đường…

Rồi tôi kể về giấy báo tử, chiếc hộp gỗ trắng chứa vài viên đá, hình

dáng cha hiện ra bên gối, bức thư cho biết cha đã hy sinh ngoài khơi biển
Việt Nam, cuộc viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên với bức thư của cả gia
đình. Và bài thơ mà người bạn tôi sáng tác với những ngôn từ bình dị,
không hoa mỹ nhưng không ngừng lay động tâm hồn tôi nữa.

Đó là một trang sử thời hậu chiến của một người Nhật Bản không thể

chấp nhận được cái chết của cha mình. Trang sử đó đã được dịch ra tiếng
Việt Nam từng câu văn, từng đoạn một. Ông Chủ tịch thành phố đã rơi
nước mắt khi nghe tôi kể lại.

Những giọt nước mắt đó làm cho tôi nghĩ rằng những con người này

cũng đã sống sót qua cuộc chiến tranh tàn khốc và cũng đã mất đi rất nhiều
người thân trong vô số cuộc chiến tranh trên đất nước này.

Quảng Ngãi vốn là nơi chiến tranh diễn ra ác liệt khi Việt Nam giành

quyền tự chủ dân tộc, đánh nhau với Mỹ và chính quyền bù nhìn mà Mỹ
dựng lên. Trong cuộc Chiến tranh ở Việt Nam, cuộc thảm sát Mỹ Lai do
quân Mỹ gây ra, tàn sát nhiều dân thường vô tội và bị cả thế giới lên án đã
diễn ra tại tỉnh Quảng Ngãi này.

Chiến tranh Thái Bình Dương, cuộc Kháng chiến chống Pháp rồi

Kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. Đối với những người dân Việt Nam đã
sống sót qua những cuộc chiến tranh liên tiếp, chắc hẳn ý nghĩ làm lễ tế
vong linh những người chết trong chiến tranh cũng có phần gần gũi thiết
thực hay chăng?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.