“Gì đấy?”. Vừa cất tiếng trả lời cha vừa lấy bàn tay thô nhám xoa xoa
cái đầu bé nhỏ húi cua của tôi. Bàn tay ấy tuy im lặng nhưng tình cảm sâu
nặng của cha thì như vẫn còn nguyên đây.
Giờ chỉ còn lại một tấm hình cũ. Đó là tấm hình chụp chung với
những đứa trẻ khác khi cha còn đi học trường tiểu học sơ cấp
, tương
đương với bậc tiểu học bây giờ. Hình dáng người cha bé nhỏ mặc áo
kimono thô mạt và đi giày cỏ. Quả thật là kiểu đứng của trẻ con nông thôn
thời Nhật Bản còn nghèo khó.
Nhà cha tôi phải từ làng Kawamo lên ngược dòng sông Takahashi đến
ngôi làng ở Uyama, ngăn cách nơi ngọn núi phía đông thung lũng khu
Toyonaga, Atetsu (hiện nay thuộc Uyama Toyonaga thành phố Niimishi).
Vùng đất này được núi non bao bọc, có nhiều dải đất nghiêng đầy đá sỏi
được gọi là “xác núi”. Nơi vùng đất cằn cỗi, thủy lợi kém cỏi này, người
dân đã thay phiên nhau ra sức mở đất xẻ núi tìm kiếm lương thực. Có lẽ vì
thế chăng mà người dân trẻ tuổi vùng này được tiếng là cần cù, chăm chỉ.
Những người dân quanh vùng này thường bảo nhau rằng:
“Nếu nhận con rể thì phải từ vùng Toyonaga.”
Nhà Nakamoto cũng đón một người trẻ tuổi chăm chỉ vùng Toyanaga
về làm con rể. Và do đó, cha tôi vốn là con út cũng được gửi ngược lại làm
con nuôi như một lẽ đương nhiên.
Quả tiếng đồn không ngoa. Đúng là một người chăm chỉ.
“Cậu Mori quả thật chăm chỉ quá!”
Những ai trong họ hàng quen biết cha tôi thỉnh thoảng đều nói như thế
cả.
Buổi sáng cha tôi dậy sớm hơn bất kỳ ai, đi ra con đường ven những
bờ ruộng hẹp, cắt cỏ cho bò ăn. Khi dùng liềm cắt cỏ chất đầy bồ, cha tôi