máy đập, vừa quay cái thân máy tròn có răng cưa kẽo kẹt. Hơi mở bó lúa ra
rồi đẩy vào đến hết rồi lại lấy ra làm lại, vừa kiểm tra xem thóc có văng
khỏi bó lúa không vừa liên tục đạp chân quay máy. Công việc này là tách
thóc ra khỏi bó lúa.
Lúc đầu thì đây là công việc của anh và chị tôi, nhưng công việc nhiều
nặng nhọc quá nên sau cùng tôi cũng giúp một tay. Tôi cũng dùng chân đạp
máy nhưng sức đạp yếu quá, thóc không tách khỏi bó lúa được. Đây là
công việc sử dụng toàn bộ thân thể nên tôi lập tức đổ mồ hôi đầm đìa.
Cả đầu, mũi, lông mày tôi đều đầy vụn rơm thật trông như con sâu cây
(kết thảo trùng). Hơn thế những cọng rơm khô đâm vào cánh tay làm da đỏ
ửng lên như chứng phát ban vậy. Sau một ngày làm việc để rửa sạch mình
mẩy đầy mồ hôi, tôi ngâm nước nóng nhưng mỗi lần như thế nước nóng
thấm vào da làm đau đớn không chịu nổi.
Thóc được bỏ vào máy thổi bay vụn rơm rồi được phơi trên chiếu trải
ngoài sân hay vườn giữa nắng. Nếu phơi không đủ khô thì những hạt thóc
không được tách vỏ sẽ xuất hiện nhiều, còn nếu phơi quá độ sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng gạo. Để phơi cho đúng độ thì lúc nào cũng phải chú ý đến
thời tiết. Hễ trời chuyển mưa một cái là “trời sắp mưa” rồi, dù ở đâu cũng
phải ba chân bốn cẳng chạy về thu dọn chiếu phơi. Khi phơi xong thì bỏ
thóc vào máy chà xát để chờ tách vỏ trấu. Tuy nhiên, sáu mươi nhà mà chỉ
có một cái máy xát lúa thôi nên phải luân phiên nhau. Vì vậy phải phơi thóc
xong để kịp xát lúa đúng ngày được chỉ định. Đối với nhà chúng tôi chỉ có
mẹ và những đứa con thì việc ráng làm để kịp ngày chỉ định quả là một hạn
ngạch quá sức.
Kết thúc việc xay xát, cuối cùng chúng tôi cũng có được gạo đỏ
(huyền mễ). Nhưng vì trong số gạo thu được sau quá trình làm lụng vất vả
này thì loại tốt phải bị cưỡng chế nộp cho Chính phủ, nên trong nhà chúng
tôi chỉ còn lại gạo vụn hay gạo loại ba loại bốn mà thôi. Rồi đến khi phần