MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 36

Những đứa trẻ đã mất cha vì chiến tranh. Không muốn cho chúng bị

thêm sự khinh thường nơi trường học nữa. Nên ít nhất thì phải cho chúng
ăn cơm trắng ở trường. Trong khi bị thúc ép bởi việc nuôi con và việc đồng
áng đến mức thân tâm không có giây phút nào được nghỉ ngơi thì việc làm
đó chính là thể hiện tấm lòng người mẹ. Sự cay đắng hối tiếc vì con mình
không hiểu được nỗi lòng ấy, làm tổn thương đến con cái nhà người ta đã
làm cho mẹ phải ném đi thanh củi ấy. Sau sự việc lần này, mẹ bắt đầu
chuẩn bị cho tôi cơm hộp có trộn lẫn lúa mạch.

Thanh củi bay vụt tới như gầm rít và dáng hình xanh xao tiều tụy của

mẹ. Điều đó như một sự nhắc nhở về cuộc đời rằng tôi không được trở
thành người mang tâm địa ngang ngược làm tổn thương đến người khác.

Cái chết của mẹ

Hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ ngày giấy báo tử trận của cha được

gửi về, đó là vào ngày 18 tháng 3 năm 1947 (năm Chiêu Hòa thứ hai mươi
hai) người mẹ can trường của chúng tôi đã suy sụp. Mẹ nằm đó đắp hai tấm
chăn rách bươm, nhiệt độ thì lên đến gần 39 độ vậy mà cứ rên “lạnh, lạnh”.

Không thể cứ nhìn mẹ nằm đó tiếp tục rên rỉ được. Trời đã về chiều,

anh cả chạy hơn hai dặm đường để gọi bác sĩ đến. Khi vị bác sĩ đến nhà thì
trời đã tối hẳn.

Mẹ nằm đó thở gấp, run rẩy vì lạnh. Bác sĩ tiêm cho mẹ một mũi

thuốc giảm sốt và nói rằng mẹ bị viêm phổi.

“Hãy cho ăn thức ăn bồi bổ tinh thần vào. Và tôi đã kê toa, hãy đến lấy

thuốc nhé!”

Hai anh trai tiễn vị bác sĩ ra về và đi lấy thuốc.

Một lát sau mẹ có khá hơn một chút, húp được ba ngụm cháo loãng và

thều thào nói: “Mẹ xin lỗi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.