MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 40

chúng tôi mặc đi học là mặc lại của anh của chị. Giờ đây mẹ đã mất đi,
chúng tôi sẽ lấy tiền ở đâu ra, có sống được không?

Nỗi đau mất mẹ cùng với sự bất an về cuộc sống ngày mai đẩy sáu

đứa trẻ rơi vào tột cùng nên trước mắt, ông ngoại đã ra quyết định nuôi đứa
em học tiểu học năm 1 vì nó vẫn chưa thể phụ giúp việc nương rẫy hay việc
nhà. Còn lại năm đứa, bọn trẻ chúng tôi, chủ yếu là anh cả và chị, cố gắng
xoay xở với việc nương rẫy và tự chống chọi với cuộc sống.

Khi nghe ông ngoại hạ quyết định, thằng em nhỏ khóc sụt sùi:

“Dù có cực khổ thế nào cũng được. Ăn cơm toàn lúa mạch cũng

không sao. Con vẫn ở ngôi nhà này. Con muốn sống cùng anh chị.”

Thằng em trai cứ bám riết lấy chị khóc vật vã. Nhưng khi nghĩ đến

những khó khăn mà những đứa trẻ phải đối mặt thì người lớn cũng không
ai phản đối quyết định của ông. Chị tôi phải cõng thằng em cứ khóc van xin
cho được tiếp tục ở lại nhà này sang nhà ông ngoại cách đó một ki-lô-mét.
Từ hôm đó, chị thay thế mẹ, anh thay thế cha bắt đầu cuộc sống chỉ có năm
đứa trẻ.

Chẳng bao lâu sau khi chiến tranh kết thúc, chế độ giáo dục trường

Quốc dân thay đổi sang hệ ba năm sáu năm nhưng chị tôi phải nghỉ học,
anh trai cũng đỡ đần chị vì các em nhỏ mà phải đi làm đồng áng. Mỗi khi
trường tôi có lễ hội hay họp phụ huynh, chị phải dẫn theo đứa em gái nhỏ
đến dự. Thời đó, chiều đi học về chẳng có bánh trái gì để ăn vặt cả. Tôi
thường leo lên cây sung to mọc ở góc sân hái trái ăn thay quà vặt. Những
trái sung chín nhũn, nở to ra như ngôi sao. Nếu bóp bóp mạnh nó sẽ nứt vỏ
ra và sẽ xì nước màu trắng. Nếu nước này dính vào mặt hay quần áo sẽ trở
thành màu đỏ giặt không ra nhưng tôi không quan tâm, cứ liên tiếp cho hai,
ba trái vô đầy mồm mà chẳng thèm lột vỏ. Ở phía dưới đứa em kéo tạp dề
ra đứng chờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.