MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 42

Với cuộc sống như vậy thì đến tối chúng tôi cũng chẳng có thời gian

nghỉ ngơi theo đúng kiểu trẻ con. Chúng tôi cắt những ngọn lúa ra, thêm cỏ
đã cắt sẵn vào, rắc cám lên và trộn đều với nước. Sau khi bỏ vào hộp thức
ăn cho bò ngoài chuồng, chúng tôi lại bắt đầu làm việc buổi tối.

Bộp…bộp…bộp…

Tiếng đập rơm nghe thấy yên bình lặng lẽ. Trong mỗi tiếng đập như

thế, nơi ngôi nhà chỉ có những đứa trẻ, chúng dùng hết sinh mệnh mình để
kiếm lương thực cho ngày mai.

Tiếng bước chân cha

Nếu không có chiến tranh, người cha vốn là trụ cột của gia đình tám

người đâu có bị cướp đi mất. Nếu cha không bị cướp đi thì mẹ tôi đâu có
mất đi nhanh chóng như cây to bị ngã đổ. Và nếu cả cha mẹ tôi không bị
chiến tranh cướp đi thì những đứa em thơ đâu bị giằng ra khỏi tay người
anh, những đứa con đâu phải làm việc đồng áng từ ngày này sang tháng
khác. Tuy không thể nói là dư dả nhưng chắc chắn là được sống một cuộc
đời đương nhiên của lũ trẻ nông thôn.

Khi lời tuyên ngôn “kết thúc chiến tranh” được đưa ra, không có nghĩa

là nỗi khổ đau chiến tranh sẽ biến mất đi từ ngày đó. Cho dù cảnh bom rơi
đạn lạc đã không còn nữa, không có nghĩa là cuộc sống của người dân trở
lại như xưa. “Chiến tranh kết thúc” được hai năm rồi mà chiến tranh vẫn
tiếp tục cướp mất những tháng ngày bình yên của gia đình chúng tôi. Và
những gia đình giống chúng tôi có đến mấy trăm ngàn trên toàn cõi Nhật
Bản, họ chắc chắn cũng đang quằn quại như vậy.

Giữa những tháng ngày khổ sở đó, đối với tôi, chỉ có một khoảng lặng

an vui của tâm hồn mà thôi. Đó là những việc Phật sự ở chùa Bồ Đề. Ở
làng Kawamo không chỉ có cha tôi mà còn nhiều người khác nữa chết vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.