MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 43

chiến tranh. Những việc cúng dường Phật sự đó diễn ra khi tôi còn là học
sinh lớp trên của trường tiểu học.

Một ngày, bà hàng xóm tình cờ rủ tôi đi.

“Cậu Teruo cùng đi nhé?”

Tôi trả lời ngay là sẽ đi, không có chút cảm giác kháng cự nào. Vì anh

chị tôi đều bận công việc nên có lẽ tự nhiên hình thành kiểu “vậy thì mình
phải đi thôi” như vậy. Từ đó về sau, cứ hễ có Phật sự gì là tôi lại trở thành
đại diện cho nhà Nakamoto.

Xem lại tấm hình chụp chung với những người làm Phật sự thời đó

thấy toàn là những bà già trong làng. Chỉ một người trong số đó mặc quần
áo học sinh là tôi thôi. Hình như là học sinh phổ thông thì phải.

Không phải tôi có niềm tin sâu sắc hay một mối quan tâm đặc biệt

dành cho tôn giáo, nhưng tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy khổ sở khi đến
chùa. Không những thế, tôi còn nhớ là mình đã cảm thấy bình an kỳ lạ mỗi
lần nghe tiếng tụng kinh nữa.

Khi tôi mới học lớp một, cha tôi đã ra chiến trường và đến năm sau thì

nhận được giấy báo tử. Đến cuối năm lớp ba thì mẹ tôi cũng về bên kia thế
giới. Mỗi lần ly biệt như thế, đôi tai bé nhỏ của tôi lại nghe những tiếng
tụng kinh. Cho dù không hiểu một chữ nào đi nữa thì đối với tôi những lời
kinh ấy có lẽ đã kêu gọi mối dây liên kết với cha mẹ, gợi lên ký ức về cha
mẹ như tên địa danh trong những bài thơ cổ

[11]

. Hình bóng cha mẹ biến mất

đi trước mắt tôi. Tuy nhiên, những hình bóng đó chắc chắn vẫn còn nối kết
đến tận bây giờ. Tôi vẫn nhớ khoảng thời gian trong chùa, tôi phó mặc
mình cho những suy nghĩ như vậy.

Nghĩa địa gần nhà đối với tôi cũng chẳng phải là một nơi đáng sợ. Tôi

hay dừng chân nơi nghĩa địa, lấy tay sờ vào tảng đá trên nấm mộ vun tròn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.