MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 53

Đó là ngày đầu tiên của lễ Obon. Chúng tôi ra trước mộ cha mẹ chất

cành cây thông matsuake để rước vong linh cha mẹ về, giống như cha mẹ
tôi đã từng làm như vậy khi tôi còn nhỏ. Tôi chắp tay trước mộ mẹ cha mà
khấn vái:

“Cha mẹ à, cuối cùng con đã được trở về chỗ làm cũ. Cuối cùng con

cũng được bằng người ta rồi ạ.”

Trong hơn mười năm chiến đấu với công ty, trong những ngày bỉ ngạn

mùa xuân và thu

[14]

tôi mới ra viếng mộ mẹ cha ở gần nhà mình nơi làng

Kawamo như thế này.

Đó là một dải đất dài và hẹp được bao phủ bởi một dải đất ruộng ven

sườn đồi. Đứng trầm ngâm nơi mộ địa, tôi ngắm kỹ ngôi nhà mà mình đã
lớn lên. Căn buồng của mẹ, chuồng bò, hàng rào đá, khu ruộng mến yêu
trải rộng ven sườn đồi… Sau khi nhìn khắp lượt phong cảnh quê hương đã
nuôi tôi khôn lớn, nơi mà anh chị em tôi đã đấu tranh gian khổ một thời ấu
thơ, tôi nhìn lại mộ phần của cha mẹ nằm ngay đầu nghĩa trang.

Cha ơi! Mẹ ơi!

Nơi mộ phần cha mẹ – ngày xưa chỉ có chất đá lên khum đất tròn –

bây giờ đã trở thành một ngôi mộ có xây tháp đá và cả những tượng thần,
Phật bằng đá xung quanh nữa.

Sau khi tôi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, rời quê nhà và bắt đầu đi làm,

tôi có nghe chuyện xây tháp đá trên mộ cha. Tôi nhớ khi ấy tiền lương lúc
mới đi làm còn ít ỏi nhưng tôi cũng gửi về phụ giúp chút ít để xây tháp đá.

Mỗi lần hướng về mộ phần mẹ cha, tôi đều thì thầm như độc thoại:

“Từ bây giờ trở đi mình sẽ sống như thế nào đây nhỉ? Mỗi ngày ở

xưởng làm sẽ tiếp tục như thế nào đây? Mình có nên tiếp tục chịu đựng nữa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.