MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 55

Tháng 2 năm 1972 (năm Chiêu Hòa thứ bốn mươi bảy), ông Yokoi

Shoichi

[15]

– một cựu chiến binh Nhật Bản đã lẩn trốn trên đảo Guam từ

thời chiến tranh – được một bác sĩ thú y phát hiện và đưa trở về Nhật Bản.
Tháng 3 năm 1974 (năm Chiêu Hòa thứ bốn mươi chín), ông Onoda
Hiroo

[16]

thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở đảo Lubang thuộc Philippines đã

hồi hương. Hai người chiến binh này đã sống tự cung tự cấp trong rừng sâu
gần ba mươi năm mà không hề hay biết Nhật Bản đã đầu hàng và giải trừ
quân bị. Nhìn vào hình dáng tiều tụy già nua đến mức không thể nào ngờ
được so với tấm hình hồi còn trẻ tuổi làm người ta nghĩ đến một quãng thời
gian dài ba mươi năm. Nhưng có lẽ chính nước Nhật thời hậu chiến đã bỏ
rơi những người cựu chiến binh đến biến dạng hình hài như thế này. Hình
hài những binh sĩ quay về cố quốc đó là vết thương chiến tranh còn đỏ máu
mà người Nhật đã cố quên đi nhưng vẫn không ngừng gây đau đớn ở những
nơi sâu kín ẩn khuất.

Và tôi đã nghĩ đến điều này.

Không chừng cha mình cũng như những người cựu chiến binh bị Nhật

Bản vứt bỏ sau thời hậu chiến, bây giờ vẫn còn sống đâu đó nơi Philippines
chăng?

Tôi tưởng niệm “người cha đã mất”, nói chuyện với linh hồn cha như

một thân nhân còn lại. Nhưng tôi cũng vẫn mộng tưởng là “cha còn sống”
và sẽ quay về gia đình sau ba mươi năm. Sau thời chiến tranh, không biết
bao lần tôi đã đi qua đi lại khoảng giữa của “gia đình” và “gia đình thân
nhân”.

“Anh Nakamoto, thay vì cứ ở đó tự vấn về chuyện của cha, sao anh

không đi đến Phillipines xem thử ra sao?”

Người khuyến khích tôi đi Philippines là tiên sinh A. Và ông đề nghị

tôi “tế lễ vong linh ngay hiện địa”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.