MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 54

hay không nhỉ? Mình chẳng làm sai chuyện gì cả, không có bất kỳ điều gì
phải hổ thẹn.

Nhưng mà …”

Sâu tận đáy lòng tôi lời thì thầm bật ra như nỗi dằn vặt. Những ngày

tháng bị công ty tẩy chay, những lúc bị đọa đày đến rơi nước mắt… Khi ấy,
người tôi có thể kể lể nỗi cay đắng của mình chỉ có mẹ cha đang nằm dưới
lòng đất này thôi. Vừa chắp tay tôi vừa kể cho cha mẹ nghe chuyện tranh
đấu của mình và tìm mong sự giúp đỡ. Rồi tôi cảm thấy tâm tư mình an
bình và phấn chấn lên. Niềm tin rằng chắc chắn cha mẹ bên kia thế giới sẽ
phù hộ cho đứa con bị bỏ lại từ thời thơ ấu đã nâng đỡ tinh thần tôi.

Tuy vậy, một ý nghĩ khác bất chợt trỗi lên trong lòng tôi không sao

ngăn lại được.

Không phải là cha vẫn còn đang sống sao?

Đó là suy nghĩ của một người con cho đến ngày hôm nay vẫn còn chờ

đợi người cha quay về, suy nghĩ của một gia đình vẫn chưa thể nào chấp
nhận được cái chết của người thân. Nguồn ánh sáng của suy nghĩ đó vẫn
không ngừng soi chiếu nơi “những người con bị bỏ lại” đã trở thành một
thứ ký ức của cái ngày chẳng bao lâu sau khi chiến tranh kết thúc.

Giấy báo tử được gửi về kèm theo chiếc hộp bên trong chỉ đựng than

và vài viên đá chẳng phải đã truyền đạt sự thật rồi ư? Mình thật sự là đứa
trẻ bị bỏ rơi à? Cha thật sự đã bỏ các con lại và ra đi sao? Hay là chan của
con đang sống ở một nơi nào khác?

Cảm giác này trỗi dậy mãnh liệt trong tôi vào giữa năm 1970, khi tôi

biết một vài binh sĩ đã vượt qua khoảng thời gian ba mươi năm quay trở về
Nhật Bản sau giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.