MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 58

đoàn lính Nhật Bản đang trên đường trở về nước có một vị sư với một con
vẹt màu xanh. Vị tăng lữ đó chính là người trung sĩ dạo nào. Quyết định
không trở về nước mà ở lại Burma để ai điếu cho những đồng bào mình, vị
sư trẻ ấy đã tấu một khúc nhạc thụ cầm chứa đầy nỗi niềm tiễn biệt những
người chiến hữu về quê hương…

Đó là tác phẩm Cây đàn Miến Điện

[18]

của tác giả Takeyama Michio.

Tôi đã đọc vào thời kỳ vừa đi làm vừa đi học lớp ban đêm, và sau này, tôi
cũng xem bộ phim chuyển thể từ tác phẩm ấy. Tuy là một tác phẩm sáng
tác hư cấu nhưng cuộc đời của nhân vật chính từ chối trở về nước đã
chuyển tải một ý nghĩa sâu sắc đến những linh hồn không thể trở về quê
hương, dù chỉ trở về trong bộ xương trắng.

Ký ức về quyển tiểu thuyết ấy trở lại trong tâm tư tôi, khiến cho từ “lễ

tế vong linh” mang một âm hưởng vô cùng thiết thực.

Nếu đã không có di cốt trở về, ít nhất mình cũng phải đến tận nơi xem

sao. Tuy không biết là thuộc đảo nào nhưng cái chết của cha là ở Hishima,
cứ đến Philippines đã…

Vào lúc ý nghĩ này trỗi dậy mạnh mẽ, tôi không mảy may nghi ngờ

một chút nào về việc cha mình đã hy sinh ở Philippines cả.

“Gặp lại” người cha

Những giọt nước chảy xuống từ chiếc mũ chiến đấu của cha. Người

cha trước mắt tôi có dáng hình y như lúc chia biệt lần cuối cùng ở nhà ga
Bichu Kawamo. Người cha đội mũ chiến đấu, mặc quân phục, cứ đứng
trước mặt tôi không nói một lời nào. Không, có đứng hay không tôi cũng
chẳng biết nữa. Chỉ là bóng hình người cha trước mắt tôi.

Chiếc mũ chiến đấu ướt đẫm, ngả màu đen, nhỏ xuống những giọt

nước tí tách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.