MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 71

người nổi trên biển nhờ phao hay các dụng cụ cứu sinh, nhưng riêng cha tôi
thì sau khi bị chìm, việc sinh tử không rõ.

Ngày 22 tháng 12 năm Chiêu Hòa thứ mười chín. Đó là ngày sinh nhật

37 tuổi của cha tôi. Trong cái ngày đáng lẽ phải được chúc mừng này, cha
tôi lại vừa bị bốc cháy, vừa phải chìm xuống biển Nam Hải. Nghĩ đến sự
thiệt thòi đó của cha tôi, hơi thở của tôi trở nên loạn nhịp.

Một lúc lâu sau khi đưa tờ báo cáo ra trước mặt, trong tôi cứ trào lên

những ý nghĩ phức tạp. Có thể nói, thông qua bản báo cáo này, lần đầu tiên
tôi biết được về quang cảnh cuối cùng của cha tôi. Tôi thầm nghĩ, “Cuối
cùng mình đã hiểu”. Nhưng cùng với ý nghĩ đó tôi lại nghĩ đến hơn bốn
mươi năm đã uổng phí cho đến tận lúc này.

“Giấy xác nhận chiến tử” được một vị thượng cấp lúc bấy giờ viết vào

tháng 6 năm 1945 (năm Chiêu Hòa thứ hai mươi), khoảng hai tháng trước
khi giấy báo tử giao đến nhà tôi. Thời điểm đó là lúc quân đội đã “xác
nhận” tình trạng hy sinh của cha tôi.

Không chỉ có như thế, trong giấy báo tử giao cho nhà chúng tôi còn

ghi một địa danh khác với sự thật là “hướng Hishima”, rồi đến sau chiến
tranh cũng không có một thông báo gửi thêm để cải chính gì cả. Việc thông
tin quân sự được bảo mật nghiêm ngặt trong thời chiến, những cái chết khi
chiến tranh leo thang, giấy báo tử trong cảnh hỗn loạn thời hậu chiến… đã
làm cho sự thật bị chôn vùi trong suốt bốn mươi năm, không truyền đạt
chính xác được đến những gia đình có người thân chết vì chiến tranh. Cuối
cùng là sao đây chứ?

Một quốc gia đẩy người dân ra chiến trường, bắt họ chết ở một nơi xa

lạ. Thái độ của quốc gia đó – để mặc sự việc trong suốt bốn mươi năm trời
– chẳng phải là quá vô trách nhiệm hay sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.