MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 73

Đó là một thực tế về cách xử lý sau chiến tranh của Nhật Bản, đó là

thực tế về việc gánh vác trách nhiệm của quốc gia đối với những người dân
bị cưỡng bách phải hy sinh.

Chuyến hàng hải cuối cùng

Theo ghi chép mà anh K đã tóm tắt lại, tôi đã viết tên và địa chỉ liên

lạc của người đã sống sót kỳ diệu trong cùng binh đoàn đó. Ông cùng lên
thuyền với cha tôi, là một trong tám người lính pháo binh được cứu sống.
Nếu liên lạc với ông, chắc chắn tôi sẽ hiểu tường tận về những giây phút
cuối cùng cũng như những chuyện lúc sinh thời của cha mình. Nghĩ như
vậy nên ngay lập tức tôi gọi điện đến nhà vị ấy.

Khi đầu dây bên kia bắt máy, tôi tự giới thiệu về mình, rồi nói việc cần

nhờ vả. Ngay lập tức, gia đình bên kia nói với vẻ như xin lỗi:

“Thật đáng tiếc quá, cha tôi năm ngoái đã vãng sinh cực lạc rồi ạ. Xin

thứ lỗi vì không đáp lại được sự kỳ vọng của ông.”

Tôi cảm tạ, gác máy rồi thêm một lần nữa nghĩ về bao nhiêu thời gian

đã trôi qua từ cái chết của cha mình.

Những người có thể biết được chút ít về giây phút cuối cùng của cha

tôi bây giờ đang sống ở nơi nào nhỉ? Liệu còn ai biết rõ về chuyến đi cuối
cùng của Liên đội 2 pháo binh trên thuyền của cha tôi không? Trăn trở
trong lòng những suy nghĩ như vậy khiến tôi nhớ lại lời anh K khuyến
khích tôi tham gia lễ tế vong linh của liên đội pháo binh trên thuyền.

Theo như lời anh K thì cứ mỗi năm vào mùa thu, lễ tế vong linh những

người đã mất của bộ đội pháo binh trên thuyền sẽ được cử hành tại
Hiroshima. Lần đầu tiên lễ này được tổ chức là vào tháng 11 năm 1977
(năm Chiêu Hòa thứ năm mươi hai). Lúc đó, nghi lễ khánh thành bia kỷ
niệm nơi nghĩa trang lục quân núi Hijiyama cũng được tiến hành. “Ông
Nakamoto nhất định đến nhé”, anh K nói với tôi như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.