MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 85

về đường đi nước bước đã. Nghĩ như thế nên tôi mới liên lạc đến trụ sở
Hiệp hội hữu nghị Việt – Nhật ở Tokyo.

Đọc trang web của Hiệp hội hữu nghị Việt – Nhật, tôi hiểu được

nguồn gốc của Hiệp hội cũng như những điều liên quan đến Chiến tranh
Thái Bình Dương. Một bộ phận binh lính Nhật đã lưu trú tại Đông Dương
thuộc Pháp, cùng với người Việt Nam tham gia cuộc chiến đấu giành độc
lập. Sau đó, khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 (năm Chiêu
Hòa thứ hai mươi chín), những binh sĩ Nhật trở về nước vào năm sau đó đã
lập nên Hiệp hội hữu nghị Việt – Nhật.

Hiệp hội hữu nghị này trong Chiến tranh ở Việt Nam vẫn không bị

gián đoạn việc giao lưu, mở nhiều chi nhánh ở khắp Nhật Bản, nhưng tiếc
là không có ở tỉnh Okayama. Do đó, trụ sở Hiệp hội mới giới thiệu tôi đến
hội viên N đang sống tại tỉnh Hyogo bên cạnh. Tôi đã kể chi tiết cho anh N
về mục đích sang thăm Việt Nam và nhờ anh giúp đỡ.

“Tôi sẽ giúp ông đến Việt Nam. Về hoạt động của ông, tôi sẽ giới

thiệu hội viên Hội hữu nghị tại Việt Nam giúp đỡ”.

Nghe được lời nói ấy, tôi bắt tay vào việc chuẩn bị.

Vào Tết năm 2001 (năm Bình Thành thứ mười ba), tôi bắt đầu đi sao

chụp hộ khẩu để làm hộ chiếu. Đọc nhật ký vào mấy ngày sau đó, trong
đơn xin làm hộ chiếu, tôi viết tên mình bằng chữ Romaji thấy khó khăn,
“Thật là xấu hổ”. Đây là kinh nghiệm đầu tiên của tôi về mọi chuyện.

“Hôm qua, anh N ở Hiệp hội hữu nghị Việt – Nhật đã gửi lịch
trình đi từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 2. Như vậy ngày giờ đã xác
định. Cần hơn mười ngàn yên, nhưng nếu kéo dài ra một tháng
cũng không vấn đề gì”.

“Hộ chiếu và visa đã chuẩn bị xong. Tôi lập tức điều chỉnh thời
gian. Tôi đáp chuyến tàu shinkansen Nozomi 6 giờ 6 phút sáng ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.