truyền lại cho hậu thế biết đến những hy sinh, mong muốn sẽ không còn
chiến tranh nữa.
Chiếc tàu Otowasan Maru mà cha tôi đã cùng chiến đấu cũng nằm
trong hàng mộ bia đó.
Ngoài những tấm hình tàu chiến được dán khắp mặt tường, người ta
cũng trưng bày những bức tranh vẽ tàu nữa. Từ những bức tranh đó, tôi
cảm thấy mình có thể nghe ra được tiếng sóng biển và gió gào. Tôi nghe
nói người vẽ bức tranh này cũng là một pháo binh trên thuyền như cha tôi,
bị thương ở chiến trường nên mất đi cơ năng bàn tay phải, và sau một thời
gian luyện tập đã vẽ được bằng tay trái.
Những bánh lái thuyền buôn, những lá quốc kỳ chắc hẳn đã từng bay
phần phật trong cơn gió dữ, những thư tịch và bản vẽ thuyền, những bức
tượng Quan Âm để an ủi vong linh… Tất cả những vật phẩm ấy đều được
những người liên quan góp tặng đã làm cho không khí trong phòng tư liệu
trở nên u trầm sâu lắng.
Trong những vật phẩm triển lãm có những mô hình thuyền được làm
bằng giấy. Đó là những thuyền buôn đẹp đẽ được làm tỉ mỉ đến từng chi tiết
và được sơn phết rất cẩn thận. Theo như người hướng dẫn, việc chế tác
những mô hình thuyền buôn như vậy là do ông Sato Akio, đại diện cho
nhóm viện trợ phòng Tư liệu, tập hợp những người cùng chí hướng muốn
duy trì phòng Tư liệu này. Ông Sato vẫn đang tiếp tục chế tác những mô
hình thuyền giấy dựa trên ảnh chụp và bản vẽ thiết kế còn để lại. Nhưng mô
hình ông làm không phải là những chiến hạm mà là những thuyền buôn của
dân. Và ông tiếp tục gửi tặng những mô hình thuyền này đến những gia
đình có người thân hy sinh trên biển.
Khi nghe đến đó, tôi mới hỏi thăm: