Đợi tới lúc lũ rút đi, nó mới trèo xuống tìm đồ ăn, đi nhiều ngày
nhưng không tìm thấy Kim Loan điện đâu. Sau đó nghe người ta đồn đại:
"Trên giang hồ có một người là Thôi lão, là thầy tướng số tinh thông phép
thuật." Nó liền nảy ra ý niệm đi tìm Thôi lão.
Nhắc tới Thôi lão kia, trước tiên cần nói rõ nguồn gốc của gã, phía
đông thành Thiên Tân nước Vệ có một tòa miếu thờ rất lớn, tục gọi là
"Nương Nương Cung", thờ thánh mẫu nương nương. Miếu lớn, thần tiên
được thờ cúng trong miếu cũng nhiều. Chính điện ở giữa thờ thánh mẫu,
tiền điện thờ Vi Đà, chếch một bên cạnh thờ tứ đại kim cương, còn cả con
cháu nương nương cùng thiên nhãn của nương nương. Hương khói quanh
năm suốt tháng không ngừng. Thiện nam tín nữ đến đây thắp hương bái tế
cầu con nối dõi thì tìm điện tử tôn nương nương, bệnh về mắt thì cầu thiên
nhãn nương nương. Đều không tới tay không, đốt hương xong, ít nhiều đều
cung tiến một chút gọi là tiền đèn đuốc, tiền dầu thắp.
Thời đó trong miếu có một lão đạo trụ trì, chuyên thu tiền nhang đèn.
Càng nhiều người đến cúng bái, lão càng kiếm được nhiều tiền. Lão còn
thu hương chưa tàn hết, bán cho nhà làm hương, tái chế rồi lại mang bán ở
trước cửa miếu, bản chất là kinh doanh không vốn. Từ xưa có câu nói rằng:
"Thắp hương không được bỏ sót thần", người đến miếu cầu thần, cần có
thành tâm, phải phục lạy lần lượt các điện, dâng hương xung quanh, cả con
cháu của lão nương nương cũng phải cúng. Khi đó, làm ông từ ở "nương
nương cung", chỗ nào cũng có thể thu tiền, thật đúng là "cật hương uống
cay" (ý nói cuộc sống rất xa xỉ), cho dù là Huyện thái gia cũng không sánh
bằng.
Tiền điện, chính điện và hai điện hai bên của nương nương cung
hương khói ngày càng vượng, hậu điện ngược lại vô cùng đìu hiu. Do hai
nguyên nhân chính, thứ nhất do vị trí hẻo lánh, thứ hai chính là vì hậu điện
thờ vị "Vương Tam nãi nãi". Có lẽ bạn đang nghĩ tới Hồ Tam nãi nãi, Hồ
Tam thái gia, không cần hỏi cũng biết là hồ tiên, trong thành còn có miếu