Hồ Tam thái gia, nhưng ba thái gia trong miếu Hồ Tam đó vốn không liên
quan gì tới Vương Tam nãi nãi. Đến nỗi vị Vương Tam nãi nãi được thờ
trong hậu điện là ai, thực ra cũng không ai biết. Nhìn qua thì tượng Vương
Tam nãi nãi tạc bằng gỗ, không thấy mũ phượng, khăn quàng vai, áo quan,
đai ngọc, cũng không có tướng mạo lão bà phúc hậu, dáng vẻ giống như
một mụ già quê mùa, trông rất khó coi? . Vì thế qua mười năm mở hội, tiền
điện luôn tấp nập chen chúc tới ngã ngoài cửa miếu mà hậu điện cũng
không mấy khi được hương khói tử tế.
Không biết từ khi nào, quan phủ bỗng ban bố một quy định, bố trí một
nhóm đạo sỹ luân phiên trông coi hậu điện. Đạo sỹ không ở tại miếu, mà
nhà ở trong vùng, bình thường không mặc đạo bào. Mỗi người đảm nhiệm
một năm, đến phiên ai thì người ấy đi. Trong một năm ở đây, hậu điện có
chuyện lớn chuyện nhỏ gì, tiền thu được bao nhiêu, đều thuộc quyền quản
lý của đạo sỹ trông coi. Có điều cũng chẳng ai muốn đi, chẳng qua là vì sợ
vương pháp, không đi là bị ăn gậy mà thôi.
Năm đó, đến phiên Thôi lão đạo trông coi hậu điện Vương Tam nãi
nãi. Lão cả ngày ủ rũ, chán nản. Người ta ở bên ngoài, làm cái gì cũng dễ,
xuống thung lũng nhặt củi, trộm gà trộm chó, không lo lắng tới cái ăn, còn
trông coi hậu điện, mười ngày nửa tháng không thấy có mống nào vào thắp
hương, gió Tây Bắc cũng không có mà hít, qua một năm, chẳng phải sẽ
chết đói ở đây sao?
Có điều Thôi lão đạo là kẻ lắm mưu nhiều kế, hắn nghĩ tới nghĩ lui,
nghĩ ra một cách. Hắn nghĩ các điện phía trước hương khói cực thịnh bởi vì
đều tương truyền là có linh ứng. Thực sự là có linh ứng sao? Cũng chưa
chắc, bât kể tâm nguyện của ngươi là gì, kết quả có linh ứng hay không đều
có lý do cả, không ứng thì là do ngươi làm việc thiện chưa đủ.
Có thể thấy rằng linh hay không linh cũng là thứ yếu mà thôi, chủ yếu
là do đầu năm nhiều người mê tín, nhờ thần dựa quỷ, tin rằng cái gì cũng có
cả. Nhìn xem điện Vi Đà phía trước, quá khác với Vi Đà ở nơi khác, hai tay