nhà. Không đeo phù thì không sao, đeo Mô Kim phù rồi, dám không tin hai
đại kỵ này sao?
Điều hai đại kỵ này muốn dăn dạy đó là, không phải kiêng lúc gà gáy
tắt đèn không được trộm mộ mà là tối kỵ việc hành động một mình, riêng
lẻ. Bất luận bạn tài giỏi, nhiều kỹ năng thế nào đi chăng nữa, phạm vào đại
kỵ, quay đầu lại đều không có kết quả tốt! Nghe nói Phát Khâu tầm long ấn
bị hủy vào đời Minh, tôi không biết vật mà lão Nghĩa mù lấy được này thật
hay là giả. Còn Mô Kim phù truyền lại tới đời sau chỉ còn ba miếng, tới
những năm cuối triều Thanh lại rơi vào tay Trương Tam Thái Gia, một
mình hắn ta đeo ba phù, cũng không dám tách Mô Kim phù ra. Trương Tam
Thái Gia có bốn đồ đệ, Mô Kim phù truyền lại cho ba người đồng thời còn
truyền lại một câu: "Hợp tắc sinh, phân tắc tử" (Hợp thì sống, chia thì chết).
Mấy người bọn họ không tin lời này của Trương Tam Thái Gia, kết quả là
toàn bộ đều bị chôn vùi trong lòng đất.
Ban đầu do hoàn cảnh bức bách tôi mới bất đắc dĩ phải đi trộm mô, tôi
cũng không phải loại người lúc ngã sông thì hô cứu mạng, được cứu lên bờ
mặc quần áo vào rồi lại còn khóc đòi xuống sông, chân không dài ra trên cơ
thể người khác, đường đều do mình tự chọn mà đi, không nên nói hai chữ
hối hận, nhưng mà cái nghề đổ đấu này, vất vả khổ cực thì không nói, nguy
hiểm đến tính mạng mà cũng chỉ thu được vẻn vẹn một hai món đồ chôn
theo người chết, tôi càng nghĩ càng cảm thấy không đáng. Minh khí (đồ
chôn theo người chết) cho dù có đáng tiền, vẫn không đáng giá bằng mạng
người. Người đời thường nói trộm mộ đoạt bảo có thể phát tài, đó là trong
truyền thuyết cổ xưa thôi, thời đại bây giờ, tên lửa cũng phóng lên vũ trụ
rồi, vài ba thủ đoạn trộm gà, trộm chó này cơ bản đã lỗi thời lâu rồi?
Nói khó nghe hơn một chút thì trộm mộ tổn hại âm đức, không cần
biết là anh kiếm lời bỏ vào túi riêng hay là giúp đỡ người nghèo khổ, nói
thế nào cũng vẫn là lấy đồ vật của người chết bán lấy tiền. Đồ người chết là
đồ không nên lấy, kỳ trân dị bảo trong mộ cổ một khi lại thấy ánh mặt trời,