thợ giày bảo Hổ Oa dẫn bọn họ đi xem. Ba người đi vòng sau thôn, quanh
co trong núi một hồi thì tới một chỗ, trên sườn núi chỗ đó chôn một tấm bia
đá. Trải qua thời gian quá lâu tấm bia đã bị vỡ, xung quanh cỏ ngải mọc um
tùm che kín. Hổ Oa gạt cỏ dại sang hai bên, phía dưới là một huyệt mộ.
Thợ giày bảo Hổ Oa chờ ở bên ngoài, hắn và thầy bói đốt đuốc, xách dao
đốn củi một trước một sau đi vào.
Vừa giơ đuốc lên soi liền thấy trên sườn bia đá có chữ viết: "Ngộ hổ
nhi khai, hữu long tắc hưng" (Gặp hổ thì khai mở, có rồng thì hưng thịnh).
Hai người tôi nhìn anh, anh nhìn tôi đều không nói được lời nào. Lại thấy
bốn chiếc rương nằm đó, nắp rương mở một nửa, phủi bụi đất đi, bên trong
toàn là đĩnh vàng bạc nguyên bảo (đĩnh vàng hoặc bạc thời xưa, một đĩnh
bạc thường nặng 50 lượng, một đĩnh vàng thường nặng 5 hoặc 10 lượng),
hai người nhìn thấy mắt đều dựng lên.
Trong huyệt mộ cũng không có quan tài, chỉ có một bộ xương khô
nằm rải rác trên bệ đá, không biết là người nào. Bên cạnh đặt một cái tráp
bọc da phủ đầy tro bụi.
Hai người lạy bộ xương khô vài cái, tiến tới mở cái tráp da ra, bên
trong tráp là một quyển sách cổ, trang sách vô cùng cũ nát.
Thợ giày vốn không biết nhiều chữ nghĩa, chỉ dán mắt vào vàng bạc
trong rương, hắn nói với thầy bói: "Trời cho hai cha con tôi phát tài, lúc
trước không nhờ có lão huynh cứu giúp thì tôi cũng không thể có ngày hôm
nay, bốn rương vàng bạc này, chắc là nên chia đều đi."
Thầy bói ngẩng đầu, qua làn ánh sáng thấy mặt gã thợ giày hiện lên
như ác hổ hung tợn muốn lập tức cắn xé người. Thầy bói vốn là kẻ hiểu
biết, có một câu thành ngữ thế này "Nói chuyện nghe thanh mà, chiêng
trống nghe âm nhi" (Ý là qua giọng điệu của muột người mà đoán biết tính
cách của họ, qua âm thanh của chiêng trống mà phán đoán nó tốt xấu),
nghe qua lời trong lời ngoài của gã thợ giày, thầy bói cũng có thể hiểu